Tàu bay dân dụng bị lạc đường thì không lưu hàng không sẽ xử lý như thế nào? Tàu bay dân dụng bị chặn trong khu vực trách nhiệm thì các cơ sở ATS phải xử lý ra sao?
Tàu bay dân dụng bị lạc đường thì không lưu hàng không sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Xử lý trường hợp tàu bay bị lạc đường, không được nhận dạng
Khi tàu bay bay lệch ra khỏi đường bay và thông báo là đã bị lạc hoặc tàu bay được quan sát hoặc được thông báo là đang bay trong một khu vực xác định nhưng việc nhận dạng tàu bay đó không thực hiện dược, phải tiến hành các biện pháp xử lý sau:
1. Ngay khi nhận biết được về một tàu bay bị lạc, cơ sở ATS tiến hành các hành động cần thiết trợ giúp tàu bay để đảm bảo an toàn cho tàu bay đó.
2. Nếu chưa biết được vị trí của tàu bay, cơ sở ATS phải:
a) Cố gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay, trừ khi liên lạc này đã được thiết lập;
b) Sử dụng các thiết bị sẵn có để xác định vị trí của tàu bay;
c) Thông báo cho các cơ sở ATS khác về khu vực tàu bay bị lạc hoặc có thể bay lạc vào, tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc dẫn đường cho tàu bay trong mọi tình huống;
d) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên; cung cấp cho các cơ quan, đơn vị này kế hoạch bay và các dữ liệu khác liên quan đến tàu bay bị lạc;
đ) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng và các tàu bay đang bay khác hỗ trợ thiết lập liên lạc với tàu bay, xác định vị trí của tàu bay.
3. Khi đã xác định được vị trí của tàu bay, cơ sở ATS phải:
a) Thông báo cho tàu bay về vị trí của tàu bay đó và các hành động cần thực hiện;
b) Cung cấp cho các cơ sở ATS khác và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng thông tin về tàu bay bị lạc và những tin tức đã cung cấp cho tàu bay đó.
4. Ngay khi nhận biết về một tàu bay không được nhận dạng trong khu vực trách nhiệm, cơ sở ATS phải cố gắng thiết lập nhận dạng tàu bay ở các vị trí cần thiết cho việc cung cấp ATS hoặc theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng theo phương thức đã được thỏa thuận. Cơ sở ATS phải thực hiện các bước thích hợp sau:
a) Cố gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay;
b) Hỏi các cơ sở ATS khác về chuyến bay đó và yêu cầu các cơ sở này hỗ trợ thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay;
c) Cố gắng có được tin tức từ các tàu bay khác đang hoạt động trong khu vực trách nhiệm.
5. Cơ sở ATS phải thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng về việc đã thiết lập được nhận dạng đối với tàu bay đó.
Theo đó, tàu bay dân dụng bị lạc đường thì không lưu hàng không sẽ xử lý khi tàu bay bay lệch ra khỏi đường bay và thông báo là đã bị lạc hoặc tàu bay được quan sát hoặc được thông báo là đang bay trong một khu vực xác định nhưng việc nhận dạng tàu bay đó không thực hiện dược, phải tiến hành các biện pháp xử lý.
Không lưu (Hình từ Internet)
Tàu bay dân dụng bị chặn trong khu vực trách nhiệm thì các cơ sở ATS phải xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Xử lý đối với việc bay chặn tàu bay dân dụng
1. Ngay khi nhận thấy một tàu bay bị bay chặn trong khu vực trách nhiệm của mình, cơ sở ATS phải thực hiện các bước thích hợp sau:
a) Cố gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay bị bay chặn qua các thiết bị hiện có bao gồm cả tần số khẩn nguy 121,5MHz, trừ khi liên lạc đã được thiết lập;
b) Thông báo cho tổ lái của tàu bay bị bay chặn về tình trạng bị bay chặn;
c) Thiết lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều với tàu bay bay chặn và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên quan tới tàu bay bị bay chặn;
d) Chuyển điện văn giữa tàu bay bay chặn hoặc đơn vị chỉ huy bay chặn và tàu bay bị bay chặn, khi cần thiết;
đ) Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chỉ huy bay chặn thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo cho sự an toàn của tàu bay bị bay chặn;
e) Thông báo cho cơ sở ATS tại FIR kế cận nếu tàu bay này có thể đã bay lạc từ FIR kế cận này.
2. Ngay khi nhận thấy tàu bay bị bay chặn đã ở bên ngoài khu vực trách nhiệm, cơ sở ATS phải thực hiện các bước thích hợp sau:
a) Thông báo cho cơ sở ATS liên quan những tin tức đã biết để hỗ trợ nhận dạng tàu bay và yêu cầu thực hiện các hành động được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chuyển điện văn giữa tàu bay bị bay chặn và cơ sở ATS liên quan hoặc đơn vị chỉ huy bay chặn.
Theo đó, ngay khi nhận thấy một tàu bay bị bay chặn trong khu vực trách nhiệm của mình, cơ sở ATS phải thực hiện các bước thích hợp sau:
+ Cố gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay bị bay chặn qua các thiết bị hiện có bao gồm cả tần số khẩn nguy 121,5MHz, trừ khi liên lạc đã được thiết lập;
+ Thông báo cho tổ lái của tàu bay bị bay chặn về tình trạng bị bay chặn;
+ Thiết lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều với tàu bay bay chặn và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên quan tới tàu bay bị bay chặn;
+ Chuyển điện văn giữa tàu bay bay chặn hoặc đơn vị chỉ huy bay chặn và tàu bay bị bay chặn, khi cần thiết;
+ Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chỉ huy bay chặn thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo cho sự an toàn của tàu bay bị bay chặn;
+ Thông báo cho cơ sở ATS tại FIR kế cận nếu tàu bay này có thể đã bay lạc từ FIR kế cận này.
Như vậy, ngay khi nhận thấy một tàu bay bị bay chặn trong khu vực trách nhiệm của mình, cơ sở ATS phải thực hiện các bước thích hợp như trên để cố gắng đảm bảo an toàn hết mức có thể cho tàu bay.
Tàu bay dân dụng có phải trang bị thiết bị báo cáo độ cao khí áp khi đang bay trong lãnh thổ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp
1. Tàu bay dân dụng phải trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp khi hoạt động trong vùng trời Việt Nam.
2. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố việc trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp bao gồm phạm vi, mục đích, nội dung và yêu cầu khai thác kỹ thuật, phương thức và các giới hạn khai thác (nếu có).
Theo đó, có thể thấy rằng tàu bay dân dụng phải trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp khi hoạt động trong vùng trời Việt Nam.
Như vậy, tàu bay dân dụng phải trang bị thiết bị báo cáo độ cao khí áp khi đang bay trong lãnh thổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?