Tất cả các thành viên trong ban quản lý dự án không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp có đúng với quy định pháp luật không?
- Tất cả các thành viên trong ban quản lý dự án không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp có đúng với quy định pháp luật không?
- Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án; và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Tất cả các thành viên trong ban quản lý dự án không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp có đúng với quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 152 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b Khoản 54 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
"1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
b) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.”;
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
c) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc ổn định;
d) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án."
Theo đó, việc công ty thành lập Ban quản lý dự án nhưng tất cả các thành viên trong ban không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp đã không đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b Khoản 54 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) do đó cần tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
Tất cả các thành viên trong ban quản lý dự án không có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp có đúng với quy định pháp luật không?
Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
3. Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Như vậy, do công ty anh đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước 20% nên có thể lựa chọn hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc để áp dụng.
Quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án; và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
(1) Căn cứ Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án như sau:
"1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định này hoặc các dự án có tính chất đặc thù, riêng biệt, theo nội dung quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
3. Giám đốc quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
4. Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng năm 2014.
5. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành công việc quản lý dự án."
(2) Căn cứ Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án như sau:
"1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án.
2. Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận."
(3) Căn cứ Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực như sau:
"1. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
2. Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Trường hợp Tổng cục trưởng được Bộ trưởng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùng chuyên ngành, hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính, tùy theo số lượng, quy mô dự án được phân cấp, ủy quyền và điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng có thể giao Tổng Cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án được phân cấp, ủy quyền;
b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án;
c) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định tại điểm a khoản này là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
...
5. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
a) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
..."
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến điều kiện đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?