Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trong thời hạn bao nhiêu ngày theo quy định?
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trong thời hạn bao nhiêu ngày theo quy định?
- Hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng thì thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu xác định như thế nào?
- Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có được thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong trường hợp bất khả kháng không?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trong thời hạn bao nhiêu ngày theo quy định?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đàm phán hợp đồng dầu khí
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trên cơ sở kết quả đấu thầu, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian đàm phán hợp đồng dầu khí không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo kết quả lựa chọn thầu.
2. Nếu quá thời hạn chín mươi (90) ngày mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do và đề xuất xin gia hạn thời gian đàm phán để Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Thời gian gia hạn đàm phán không quá sáu mươi (60) ngày.
3. Trường hợp quá thời gian gia hạn đàm phán quy định tại Khoản 2 Điều này mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí vẫn chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo kết quả lựa chọn thầu.
Hợp đồng dầu khí được đàm phán dựa trên cơ sở kết quả đấu thầu, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hợp đồng dầu khí (Hình từ Internet)
Hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng thì thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn chung, không phân biệt thời hạn đối với dầu và khí, thời hạn đó sẽ được áp dụng cho cả dầu và khí.
2. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu như sau:
a) Thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá hai mươi lăm (25) năm;
b) Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí, thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá ba mươi (30) năm.
3. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với dầu nhưng có phát hiện khí trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khí không quá ba mươi (30) năm.
4. Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định cụ thể cả thời hạn đối với dầu và với khí, thời hạn hợp đồng dầu khí được áp dụng theo quy định trong hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng thì thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu được xác định như sau:
- Thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá hai mươi lăm (25) năm;
- Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí, thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá ba mươi (30) năm.
Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có được thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong trường hợp bất khả kháng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí
1. Tạm dừng trong trường hợp bất khả kháng
a) Trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí;
b) Trong trường hợp sự kiện bất khả kháng chấm dứt nhưng nhà thầu cần có thời gian để khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng chưa khắc phục xong, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc tiếp tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể khi nhận được văn bản đề nghị tiếp tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
...
Theo đó, trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có bắt buộc có kiểm toán viên công nghệ thông tin? Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm toán viên CNTT?
- Chủ phương tiện giao thông đường bộ là ai? Chủ phương tiện giao thông đường bộ có quyền và nghĩa vụ gì?
- Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện giao thông đường bộ được gắn bao nhiêu thẻ đầu cuối theo quy định?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 Cao Bằng?
- Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm Mẫu 02B? Tầm quan trọng của kết quả kiểm điểm theo Quy định 124?