Tạp chí Lao động và Xã hội là cơ quan ngôn luận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đúng không?
Tạp chí Lao động và Xã hội là cơ quan ngôn luận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1869/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về vị trí và chức năng của Tạp chí Lao động và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tạp chí Lao động và Xã hội là cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng thông tin lý luận, nghiệp vụ; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
2. Tạp chí Lao động và Xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật Báo chí và các quy định khác có liên quan; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
3. Tạp chí Lao động và Xã hội có tên giao dịch quốc tế: Magazine of Labour and Social Affairs.
Tạp chí Lao động và Xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập và là cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tạp chí Lao động và Xã hội thực hiện chức năng thông tin lý luận, nghiệp vụ; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Tạp chí Lao động và Xã hội (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Lao động và Xã hội như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1869/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Tạp chí Lao động và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Tạp chí Lao động và Xã hội có Tổng Biên tập và không quá 03 Phó Tổng Biên tập.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Phòng Hành chính - Trị sự;
b) Phòng Kế toán - Tài vụ;
c) Phòng Biên tập;
d) Văn phòng đại diện phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức bộ máy của Tạp chí Lao động và Xã hội như sau:
- Phòng Hành chính - Trị sự;
- Phòng Kế toán - Tài vụ;
- Phòng Biên tập;
- Văn phòng đại diện phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Lao động và Xã hội có Tổng Biên tập và không quá 03 Phó Tổng Biên tập.
Theo Điều 4 Quyết định 1869/QĐ-LĐTBXH năm 2018 thì Tổng biên tập có các trách nhiệm sau:
+ Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ và các Quy chế khác phù hợp với pháp luật hiện hành;
+ Tổng Biên tập quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Tạp chí; rà soát, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổng Biên tập quản lý, phân công, sắp xếp nhiệm vụ cụ thể đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Lao động và Xã hội là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1869/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tạp chí Lao động và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
(1) Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ được quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí; xây dựng, trình Bộ quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, hàng năm và các hoạt động khác của Tạp chí theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(2) Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Phổ biến các mô hình điển hình, biểu dương người tốt, việc tốt, đấu tranh với những vi phạm, những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.
(3) Nghiên cứu, trao đổi lý luận, nghiệp vụ; thông tin về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và các hoạt động khác của Bộ, ngành.
(4) Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí in, Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội theo đúng các quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí in, Giấy phép hoạt động tạp chí điện tử trên Internet và các quy định của pháp luật.
(5) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức có liên quan để tuyên truyền, xuất bản, phát hành các chuyên đề, ấn phẩm về lĩnh vực lao động, người có công, xã hội và các chuyên đề, ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.
(6) Tổ chức các hoạt động dịch vụ, sự kiện truyền thông phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
(7) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác của Tạp chí nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
(8) Quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc; tài chính, tài sản, kinh phí theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
(9) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ và các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?