Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có tài khoản tại ngân hàng thương mại không? Biên chế của Tạp chí do ai quyết định?
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có tài khoản tại ngân hàng thương mại không?
Chức năng Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được quy định tại Điều 1 Quyết định 1244/QĐ-BTP năm 2009 như sau:
Chức năng
1. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (sau đây gọi là Tạp chí) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin và là diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về khoa học pháp lý, thông tin lý luận, nghiệp vụ và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện pháp luật và hoạt động tư pháp, góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tạp chí chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin - Truyền thông.
2. Tạp chí là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Hình từ Internet)
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được tham gia nghiên cứu khoa học không?
Quyền tham gia nghiên cứu khoa học của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 1244/QĐ-BTP năm 2009 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Tạp chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Tạp chí; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ngành Tư pháp;
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của Tạp chí; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
...
8. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong phạm vi được giao; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện pháp luật và hoạt động tư pháp;
...
15. Sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động của Tạp chí theo quy định;
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có quyền chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong phạm vi được giao.
Biên chế của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật do ai quyết định?
Người có quyền quyết định biên chế của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1244/QĐ-BTP năm 2009 như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Tạp chí:
Lãnh đạo Tạp chí gồm Tổng biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Tạp chí; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tạp chí; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đã được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Tạp chí:
- Ban Biên tập;
- Ban Thư ký toà soạn;
- Phòng Trị sự.
Căn cứ vào yêu cầu công việc và điều kiện công việc, các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của Tạp chí có thể được thành lập tại một số địa phương theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức nêu trên của Tạp chí do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng biên tập Tạp chí và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Tổng biên tập Tạp chí quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tạp chí sau khi được Bộ trưởng phê duyệt để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
d) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Tạp chí do Tổng biên tập quy định.
2. Biên chế của Tạp chí thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng biên tập Tạp chí.
Như vậy, biên chế của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp.
Biên chế này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng biên tập Tạp chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?