Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định thì tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu? Câu hỏi của anh V.U.Q đến từ TP.HCM.

Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước như sau:

Theo đó, định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.

Trong đó, cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:

- Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;

- Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;

- Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.

Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?

Tần suất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mẫu báo cáo về các vùng đất ngập nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập là mẫu nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.

Tải về Mẫu đề cương Báo cáo về các vùng đất ngập nước.

Lưu ý số 1: về hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo:

- Báo cáo được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức sau:

+ Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;

+ Báo cáo bằng văn bản điện tử, có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;

- Báo cáo được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây:

+ Trực tiếp;

+ Dịch vụ bưu chính;

+ Hệ thống thư điện tử;

+ Hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý số 2: Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo:

- Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính đến ngày 15 tháng 11 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 11 của kỳ báo cáo;

- Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

Lưu ý số 3: các phụ lục đính kèm báo cáo:

- Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng tại địa phương;

- Kết quả quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng;

- Danh mục các văn bản địa phương áp dụng và ban hành trong quản lý đất ngập nước, đa dạng sinh học;

- Danh mục các chương trình, dự án, đề tài trong nước và quốc tế liên quan đến bảo tồn và sử dụng đất ngập nước, đa dạng sinh học tại địa phương;

- Các phụ lục khác (nếu có).

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Điều 32 Nghị định 66/2019/NĐ-CP, cụ thể

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định 66/2019/NĐ-CP, các văn bản có liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn.

- Tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương;

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng sống trong, xung quanh vùng đất ngập nước và tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng.

- Bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; quản lý các khu bảo tồn liên tỉnh có diện tích thuộc địa bàn và cung cấp các kết quả điều tra, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Vùng đất ngập nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc địa bàn của một tỉnh có bắt buộc phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt không?
Pháp luật
Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm bao nhiêu kiểu đất ngập nước? Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu như thế nào?
Pháp luật
Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh do ai ban hành?
Pháp luật
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ bao nhiêu trở lên đối với đất ngập nước ven biển?
Pháp luật
Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Việc quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? Vùng đất ngập nước là vùng gì?
Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?
Pháp luật
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng đất ngập nước
333 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng đất ngập nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng đất ngập nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào