Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định tần suất và phương thức gửi, nhận báo cáo cụ thể như sau:
Tần suất và phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Tần suất báo cáo: báo cáo định kỳ hàng quý và báo cáo định kỳ hàng năm.
2. Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp báo cáo bản giấy hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi trực tuyến thông qua ứng dụng phần mềm báo cáo số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được ký, đóng dấu và lưu theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tần suất gửi báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS bao gồm báo cáo định kỳ hàng quý và báo cáo định kỳ hàng năm.
Do đó, tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS không bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng.
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không? (Hình từ Internet)
Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp trung ương được nộp vào ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định thời hạn nộp báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp trung ương như sau:
Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp trung ương
1. Nội dung báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Đơn vị báo cáo: Cơ quan đầu mối báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
3. Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo:
a) Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện) nhận, tổng hợp báo cáo quý, báo cáo năm và nộp về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) số liệu kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này của các tỉnh theo địa bàn phụ trách;
b) Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) nhận, tổng hợp báo cáo quý, báo cáo năm số liệu kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc theo quy định tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này để báo cáo theo quy định và quản lý số liệu phục vụ việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách.
4. Thời hạn nộp báo cáo:
a) Cơ quan đầu mối báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh nộp báo cáo cho Viện và Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo;
b) Viện nộp báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) chậm nhất vào ngày 21 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp trung ương phải được nộp trong thời hạn như sau:
- Cơ quan đầu mối báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh nộp báo cáo cho Viện và Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo;
- Viện nộp báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) chậm nhất vào ngày 21 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Bộ Y tế có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện báo cáo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tập huấn, hỗ trợ việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
b) Xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo trực tuyến.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp, chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc thực hiện báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đối với các đơn vị liên quan trên địa bàn quản lý.
3. Các Viện có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức tập huấn cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi khu vực phụ trách thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Rà soát, phản hồi số liệu và hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát đảm bảo chất lượng số liệu;
c) Tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi khu vực phụ trách hằng quý, hằng năm.
4. Cơ quan đầu mối báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tham mưu Sở Y tế thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi tỉnh;
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quản lý thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
5. Tổ chức, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo theo các quy định tại Thông tư này;
b) Chấp hành tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng nội dung thông tin và thời hạn quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tập huấn, hỗ trợ việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
- Xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?