Tần suất Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là bao lâu?
VCCI có phải là tổ chức phi chính phủ hay không?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 về địa vị pháp lý, trụ sở:
Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (viết tắt là VCCI) là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu, tài khoản riêng.
Ngoài ra, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đặt trụ sở chính tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, tôn chỉ và mục đích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được quy định như sau:
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (gọi chung là cộng đồng doanh nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.
Tần suất VCCI phải cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài? (Hình từ Internet)
Tần suất Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân có liên quan:
Trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, dịch vụ kế toán; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế; công ty kiểm toán độc lập có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến thỏa thuận với người nộp thuế và tài liệu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế.
2. Các tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh hoặc khách hàng của người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế.
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài theo định kỳ hàng tháng và chậm nhất ngày 5 đầu tháng sau.
4. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế khi quyết toán thuế năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
5. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm cung cấp thông tin trước khi bán đấu giá về hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế.
6. Các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan.
7. Đối với thông tin cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.
...
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 thì:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài theo định kỳ hàng tháng và chậm nhất ngày 5 đầu tháng sau.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có phạm vi hoạt động như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 về phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động:
Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.
2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hiệp thương dân chủ;
c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.
Như vậy, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?