Tải về mẫu quyết định bổ nhiệm công chức? Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu?
- Tải về mẫu quyết định bổ nhiệm công chức? Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu?
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là gì?
- Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định như thế nào?
Tải về mẫu quyết định bổ nhiệm công chức? Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu?
>> Tải về Tham khảo mẫu quyết định bổ nhiệm công chức
*Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức được quy định tại Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Công chức lãnh đạo, quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
Tải về mẫu quyết định bổ nhiệm công chức? Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm công chức là bao lâu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là gì?
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP như sau:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ, chức danh đảm nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương) hoặc bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực theo tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ, chức danh đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định như thế nào?
Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Điều 43 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
- Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất.
- Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.
- Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.
- Công chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước đầu tiên trong đánh giá an toàn công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành?
- Bảng tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe ô tô 2025 mới nhất? Cách trừ điểm giấy phép lái xe 2025 tại Nghị định 168?
- Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
- Lấn làn xe ô tô theo Nghị định 168, người điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, VC để sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định 178/2024?