Tải về mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng mới nhất? Chi đoàn sinh hoạt định kỳ mỗi tháng bao nhiêu lần?
Biên bản sinh hoạt chi đoàn là gì?
Biên bản sinh hoạt chi đoàn là một tài liệu hoặc văn bản được lập ra trong các buổi sinh hoạt định kỳ của chi đoàn thanh niên thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Biên bản sinh hoạt chi đoàn là tài liệu quan trọng trong việc quản lý hoạt động đoàn viên và tổ chức Đoàn ở cơ sở, thể hiện sự thống nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phong trào, và kế hoạch hành động của chi đoàn.
Lưu ý: Thông tin về biên bản sinh hoạt chi đoàn nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tải về mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng mới nhất? Chi đoàn sinh hoạt định kỳ mỗi tháng bao nhiêu lần? (hình từ internet)
Tải về mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng mới nhất? Chi đoàn sinh hoạt định kỳ mỗi tháng bao nhiêu lần?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định cụ thể về mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng. Các chi đoàn có thể tự xây dựng mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng phù hợp với đặc điểm, tình hình của chi đoàn mình.
Tham khảo mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu biên bản sinh hoạt chi đoàn hàng tháng mới nhất
Chi đoàn sinh hoạt định kỳ mỗi tháng bao nhiêu lần?
Tại Điều 17 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 có quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
3. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
5. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
6. Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn.
7. Các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh có thời hạn xác định được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần, đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền và nhiệm vụ nào?
(1) Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định tại Điều 18 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 như sau:
- Tổ chức cơ sở Đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Tổ chức cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
(2) Quyền của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định tại Điều 19 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 như sau:
- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho những ai?
- Công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng có phải đối tượng áp dụng của Thông tư 56 về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không?
- Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên bao nhiêu tuổi kể từ 01/12? Những trường hợp nào sĩ quan phải thôi phục vụ tại ngũ?
- Hiệu lực thi hành của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao lâu?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi rải đinh trên đường lên đến 37 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 168?