Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
Theo khoản 3 Điều 24 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định danh mục hệ thống tài khoản kế toán như sau:
TẢI VỀ chi tiết Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế
STT | Số hiệu tài khoản cấp 1 | Tên tài khoản |
LOẠI 1 - PHẢI THU | ||
1 | 131 | Phải thu từ người nộp thuế |
2 | 132 | Phải thu từ vãng lai của người nộp thuế |
3 | 133 | Phải thu từ ủy nhiệm thu |
4 | 137 | Phải thu từ trực tiếp thu bằng biên lai |
5 | 138 | Phải thu từ phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế |
6 | 139 | Khoanh nợ |
7 | 142 | Phải thu từ thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
LOẠI 3- THANH TOÁN VÀ PHẢI TRẢ | ||
8 | 331 | Thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu |
9 | 332 | Thanh toán với ngân sách nhà nước về hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
10 | 338 | Khoản thu phân bổ tại các cơ quan thuế khác |
11 | 341 | Phải trả người nộp thuế do hoàn nộp thừa |
12 | 342 | Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
...... | ...Xem thêm.... | ...... |
Tài khoản kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa được phân loại như thế nào?
Theo Điều 24 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định danh mục hệ thống tài khoản kế toán như sau:
Mã tài khoản kế toán
1. Mã tài khoản kế toán dùng để ghi chép, phản ánh và hạch toán số phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ đối với các nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế theo đối tượng của kế toán thuế quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Phân loại tài khoản kế toán
a) Tài khoản loại 1 - Phải thu: Là các tài khoản phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, khoanh nợ của cơ quan thuế các cấp đối với người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
b) Tài khoản loại 3 - Thanh toán và phải trả: Là các tài khoản phản ánh số thuế mà cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu và hoàn của cơ quan thuế.
c) Tài khoản loại 7 - Thu: Là các tài khoản phản ánh số thu thuế của cơ quan thuế các cấp.
d) Tài khoản loại 8 - Hoàn, miễn, giảm, xóa nợ: Là các tài khoản phản ánh số hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo pháp luật thuế; số thuế miễn, giảm và xóa nợ cho người nộp thuế theo quyết định của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy: phân loại tài khoản kế toán
- Tài khoản loại 1 - Phải thu: Là các tài khoản phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, khoanh nợ của cơ quan thuế các cấp đối với người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
- Tài khoản loại 3 - Thanh toán và phải trả: Là các tài khoản phản ánh số thuế mà cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu và hoàn của cơ quan thuế.
- Tài khoản loại 7 - Thu: Là các tài khoản phản ánh số thu thuế của cơ quan thuế các cấp.
- Tài khoản loại 8 - Hoàn, miễn, giảm, xóa nợ: Là các tài khoản phản ánh số hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo pháp luật thuế; số thuế miễn, giảm và xóa nợ cho người nộp thuế theo quyết định của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111? (hình từ internet)
Tài khoản kế toán thuế được dùng để làm gì?
Theo Điều 17 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản kế toán thuế
1. Tài khoản kế toán thuế dùng để ghi chép và hạch toán các nội dung nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh, đảm bảo phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế các cấp thực hiện.
2. Tài khoản kế toán thuế được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất bao gồm 06 đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các giá trị tương ứng phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý thuế và yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước.
Tên của từng đoạn mã được quy định như sau: Mã cơ quan thu, Mã địa bàn hành chính, Mã chương, Mã tiểu mục, Mã dự phòng, Mã tài khoản kế toán. Số lượng ký tự của các đoạn Mã cơ quan thu, Mã địa bàn hành chính, Mã chương, Mã tiểu mục thống nhất theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
3. Các giá trị cụ thể của các đoạn mã trong tài khoản kế toán thuế được cấp một lần và duy nhất trong Phân hệ kế toán thuế (không cấp lại giá trị đã sử dụng trong quá khứ), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi giá trị được thiết lập duy nhất trong suốt thời gian vận hành Phân hệ kế toán thuế.
Giá trị cụ thể của mỗi đoạn mã được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
...
Như vậy, tài khoản kế toán thuế dùng để ghi chép và hạch toán các nội dung nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh, đảm bảo phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế các cấp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 mới nhất? Tải mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 ở đâu?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 trên cả nước? Cập nhật địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025?
- 3+ Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Tải các mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội như thế nào?
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?