Tại sao cần xây dựng Chính sách phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc? Trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS của công ty như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định:
"Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này."
Theo quy định trên thì công ty phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS cho NLĐ tại đơn vị mình.
Chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
Nếu công ty không tuyên truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu không thực hiện thì có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 117/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 19. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 200 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.000 người;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.000 người đến dưới 2.500 người;
i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp, đưa thông tin không chính xác về tình hình dịch HIV/AIDS so với số liệu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố khi thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;
[...]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai."
Lưu ý các mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với công ty (tổ chức) vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 4 Điều 4 Nghị định 117 này).
Tại sao cần xây dựng Chính sách phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?
Theo Hướng dẫn triển khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 4744/QĐ-BYT năm 2010 quy định cụ thể:
Chính sách phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc có vai trò quan trọng trong việc:
- Thể hiện rõ quan điểm, thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp trước tác động của đại dịch HIV/AIDS cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp; xây dựng hình ảnh tốt và tin cậy cho người lao động và đối tác về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn liền với phát triển của doanh nghiệp.
- Có khung pháp lí thống nhất, có hành vi, ứng xử đúng đắn trước đại dịch HIV/AIDS, đảm bảo không vi phạm pháp luật đặc biệt tránh không vi phạm Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- Tạo môi trường làm việc an toàn, thuận lợi, chia sẻ, cảm thông và gắn bó giữa người lao động nhiễm HIV và đồng nghiệp để cùng nhau lao động, sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển doanh nghiệp
- Hạn chế được các ảnh hưởng, tác động tiêu cực của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển của doanh nghiệp, bảo vệ sức khoẻ của người lao động, đảm bảo được nguồn nhân lực khoẻ mạnh, chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí để phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?