Tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được sử dụng thì Chấp hành viên thi hành án dân sự có thể giao cho người quản lý tiếp tục sử dụng không?
- Tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được sử dụng thì Chấp hành viên có thể giao cho người quản lý tiếp tục sử dụng không?
- Đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên là phương tiện giao thông của mình trước khi bán đấu giá không?
- Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được sử dụng thì Chấp hành viên có thể giao cho người quản lý tiếp tục sử dụng không?
Căn cứ Điều 96 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về kê biên phương tiện giao thông như sau:
Kê biên phương tiện giao thông
1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
Theo quy định trên thì dối với tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
Tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được sử dụng thì Chấp hành viên có thể giao cho người quản lý tiếp tục sử dụng không? (Hình từ Internet)
Đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên là phương tiện giao thông của mình trước khi bán đấu giá không?
Căn cứ khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về việc đấu giá lại tài sản kê biên như sau:
Định giá lại tài sản kê biên
1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
...
Theo quy định trên thì đương sự có tài sản bị kê biên là phương tiện giao thông sắp được bán đấu giá thì đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về phương thức định giá lại tài sản kê biên như sau:
Định giá lại tài sản kê biên
...
2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 của Luật này.
...
Dẫn chiếu khoản 2 và khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc định giá tài sản kê biên như sau:
Định giá tài sản kê biên
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Theo đó, khi định giá lại tài sản kê biên thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
- Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
- Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
- Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá tài sản kê biên (phương tiện giao thông) thì chấp hành viên sẽ ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên theo quy định tại Điều 36 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?