Tài sản của Hội Thống kê Việt Nam được giao cho cơ quan nào quản lý? Nguồn thu của Hội Thống kê Việt Nam đến từ đâu?
- Tài sản của Hội Thống kê Việt Nam được giao cho cơ quan nào quản lý?
- Nguồn thu của Hội Thống kê Việt Nam đến từ đâu?
- Hội Thống kê Việt Nam có các khoản chi nào?
- Báo cáo tài chính của Hội Thống kê Việt Nam có cần phải công khai trước Ban Thường vụ Hội không?
- Hội Thống kê Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp nào?
Tài sản của Hội Thống kê Việt Nam được giao cho cơ quan nào quản lý?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Tài sản của Hội
1. Tài sản của Hội gồm tài sản tự có của Hội; tài sản do cơ quan nhà nước và các tổ chức, các cá nhân hỗ trợ.
2. Tài sản của Hội giao cho Văn phòng Hội quản lý, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích có hiệu quả theo quy định của pháp luật và quy định của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản của Hội Thống kê Việt Nam được giao cho Văn phòng Hội Thống kê Việt Nam quản lý, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích có hiệu quả theo quy định của pháp luật và quy định của Hội.
Tài sản của Hội Thống kê Việt Nam được giao cho cơ quan nào quản lý? (Hình từ Internet)
Nguồn thu của Hội Thống kê Việt Nam đến từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Thu, chi tài chính của Hội
1. Nguồn thu của Hội:
- Hội phí của Hội viên;
- Thu từ hoạt động nghiệp vụ của Hội;
- Các khoản tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn thu của Hội Thống kê Việt Nam đến từ:
- Hội phí của Hội viên;
- Thu từ hoạt động nghiệp vụ của Hội;
- Các khoản tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
Hội Thống kê Việt Nam có các khoản chi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Thu, chi tài chính của Hội
…
2. Các khoản chi của Hội:
- Chi cho các hoạt động do Hội tổ chức hoặc tham gia;
- Chi phí hành chính;
- Trả lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên Văn phòng Hội, cán bộ lãnh đạo và phụ trách các ban chuyên môn, nghiệp vụ của Hội;
- Chi phí mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho lãnh đạo Hội và Văn phòng Hội;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Thống kê Việt Nam có các khoản chi sau:
- Chi cho các hoạt động do Hội tổ chức hoặc tham gia;
- Chi phí hành chính;
- Trả lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên Văn phòng Hội, cán bộ lãnh đạo và phụ trách các ban chuyên môn, nghiệp vụ của Hội;
- Chi phí mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho lãnh đạo Hội và Văn phòng Hội;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tài chính của Hội Thống kê Việt Nam có cần phải công khai trước Ban Thường vụ Hội không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Quản lý tài sản, tài chính của Hội
1. Tài sản, tài chính của Hội được quản lý theo Quy chế hoạt động của Hội phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Tất cả tài sản, thu, chi tài chính của Hội đều phải được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán của Hội.
2. Hàng năm, Hội phải lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Báo cáo tài chính hàng năm của Hội phải được báo cáo công khai trước Ban Thường vụ Hội và Hội nghị Ban Chấp hành Hội. Báo cáo tài chính cả nhiệm kỳ phải được báo cáo công khai trước Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội.
3. Khi Hội giải thể việc giải quyết tài sản, tài chính của Hội thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tài chính hàng năm của Hội phải được báo cáo công khai trước Ban Thường vụ Hội.
Hội Thống kê Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về giải thể Hội như sau:
Giải thể Hội
1. Hội giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tự giải thể: Hội tự giải thể khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị;
b) Bị giải thể: Hội bị giải thể khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể Hội.
2. Trình tự, thủ tục giải thể Hội, việc giải quyết tài sản, tài chính của Hội khi giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định trên thì Hội Thống kê Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Tự giải thể: Hội tự giải thể khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị;
- Bị giải thể: Hội bị giải thể khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?