Tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là gì? Ai có quyền quyết định cầm cố tài sản của MobiFone?
Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone, viết tắt là MobiFone (theo khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022).
Tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định về tài sản của MobiFone như sau:
Tài sản của MobiFone
1. Tài sản của MobiFone là các loại tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền quản lý của MobiFone, bao gồm các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác) và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác) được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các nguồn hợp pháp khác.
2. MobiFone phải quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu.
3. Việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất thuộc tài sản của MobiFone được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Theo quy định trên, tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là các loại tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền quản lý của MobiFone, bao gồm:
- Các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác);
- Và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác) được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các nguồn hợp pháp khác.
Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone phải quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất thuộc tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định cầm cố tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định như sau:
Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
1. MobiFone được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của MobiFone theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật, trong đó:
a) Hội đồng thành viên quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong Báo cáo tài chính quý hoặc năm của MobiFone tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê, thế chấp, cầm cố không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên quy định cụ thể việc phân cấp cho Tổng giám đốc: MobiFone quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo phù hợp với quy định tại Quy chế Hội đồng thành viên và quy định pháp luật có liên quan.
b) Trường hợp các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trên mức quy định tại Điểm a Khoản này, Hội đồng thành viên MobiFone báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi ký các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.
...
Theo đó, công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) được quyền cầm cố tài sản của MobiFone theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật, trong đó:
- Hội đồng thành viên quyết định từng hợp đồng cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong Báo cáo tài chính quý hoặc năm của MobiFone tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cầm cố tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cầm cố không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên quy định cụ thể việc phân cấp cho Tổng giám đốc: MobiFone quyết định từng hợp đồng cầm cố tài sản đảm bảo phù hợp với quy định tại Quy chế Hội đồng thành viên và quy định pháp luật có liên quan.
- Trường hợp các hợp đồng cầm cố tài sản trên mức được quy định trên, Hội đồng thành viên MobiFone báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi ký các hợp đồng cầm cố tài sản.
Ai có quyền quyết định sử dụng tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone để cầm cố vay vốn?
Theo khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định như sau:
Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
...
2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của MobiFone để thế chấp, cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Quy chế này.
3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định trên, thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone để cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022, cụ thể:
- Hội đồng thành viên quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên Báo cáo tài chính quý hoặc Báo cáo tài chính năm của MobiFone tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo, quy định tại Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên quy định cụ thể việc phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định phương án huy động vốn đảm bảo phù hợp với quy định tại Quy chế Hội đồng thành viên và quy định pháp luật có liên quan.
- Trường hợp MobiFone có nhu cầu huy động vốn vượt mức quy định tại Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước, ngoài, Hội đồng thành viên báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?