Tài sản của cơ sở văn hóa bán công được quản lý như thế nào? Cơ sở văn hóa bán công tuyên bố giải thể thì phải xử lý tài chính như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là tài sản của cơ sở văn hóa bán công được quản lý như thế nào? Cơ sở văn hóa bán công tuyên bố giải thể thì phải xử lý tài chính như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa có bao nhiêu loại hình?

Căn cứ tại Mục I Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về loại hình của cơ sở văn hóa ngoài công lập như sau:

LOẠI HÌNH CỦA CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
Các cơ sở văn hoá ngoài công lập được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
- Cơ sở hoạt động nghệ thuật
- Cơ sở hoạt động bảo tồn bảo tàng
- Cơ sở hoạt động thư viện
- Cơ sở hoạt động thông tin cơ sở
- Cơ sở hoạt động điện ảnh
- Cơ sở hoạt động dịch vụ tư vấn về bản quyền tác giả
Các cơ sở văn hoá ngoài công lập nêu trên hoạt động theo ba loại hình:
1/ Cơ sở văn hoá bán công:
- Cơ sở văn hoá bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổ chức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để thành lập mới hoặc chuyển toàn bộ cơ sở vật chất công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quản lý điều hành mọi hoạt động của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở văn hoá công lập có bộ phận bán công là sự liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổ chức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của một bộ phận trong cơ sở công và quản lý điều hành hoạt động của phần bán công theo quy định của pháp luật.
2/ Cơ sở văn hoá dân lập: là các cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy dịnh của pháp luật.
3/ Cơ sở văn hoá tư nhân: là các cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa gồm 03 loại hình như sau: Cơ sở văn hoá bán công; Cơ sở văn hoá dân lập; Cơ sở văn hoá tư nhân.

Văn hóa bán công

Cơ sở văn hoá bán công (Hình từ Internet)

Tài sản của cơ sở văn hóa bán công được quản lý như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về công tác quản lý tài chính đối với cơ sở văn hoá ngoài công lập như sau:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
3/ Chế độ quản lý tài chính
3.1- Đối với các cơ sở bán công
1- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản:
Quá trình quản lý tài chính các cơ sở văn hoá bán công theo nguyên tắc phân biệt rõ ràng, công khai nguồn ngân sách nhà nước đầu tư và nguồn huy động ngoài ngân sách nhà nước.
a) Phần vốn góp của Nhà nước bao gồm vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định (nhà, đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản khác...) được nhà nước trang bị ban đầu và được bàn giao trong quá trình hoạt động. Các cơ sở văn hoá bán công tổ chức kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ phần vốn góp của nhà nước gửi cơ quan chủ quản xét duyệt để gửi cơ quan tài chính cùng cấp làm thủ tục chuyển giao tài sản, tiền vốn của nhà nước sang cơ sở văn hoá bán công. Việc kiểm kê, đánh giá lại và bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn thực hiện theo đúng các các quy định hiện hành của pháp luật. Hàng năm các cơ sở bán công tổ chức kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản báo cáo cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp, trong đó phân tích rõ tài sản bổ sung từ nguồn vốn góp của nhà nước để lại cho đơn vị.
b) Nguồn kinh phí được NSNN cấp để thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề tài, dự án được quản lý và sử dụng theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ thực hiện và thu chi kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên.
c) Vốn góp của các tổ chức không phải là tổ chức nhà nước, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn vay được quản lý sử dụng đúng mục đích theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Việc chuyển nhượng, thanh lý, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc nguồn vốn của nhà nước phải được cơ quan quản lý cấp trên quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp. Những tài sản không cần dùng, tài sản lạc hậu về kỹ thuật cơ sở được nhượng bán để thu hồi vốn bổ sung nguồn tài chính hoạt động cho cơ sở. Trước khi bán cơ sở phải thành lập hội đồng định giá, tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.
e) Cơ sở bán công được quyền chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc chuyển nhượng, thanh lý, thế chấp, cầm cố tài sản không thuộc nguồn vốn góp của Nhà nước.
g) Khấu hao tài sản cố định được để lại bổ sung cho đơn vị tăng cường cơ sở vật chất. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng đơn vị bán công có thể quy định áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh phù hợp với khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.

Như vậy, theo quy định trên thì tài sản của cơ sở văn hóa bán công được quản lý như quy định đã nêu trên.

Cơ sở văn hóa bán công tuyên bố giải thể thì phải xử lý tài chính như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.4 tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về công tác quản lý tài chính đối với cơ sở văn hoá ngoài công lập như sau:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
3.4. Xử lý tài chính khi cơ sở giải thể, phá sản
Khi cơ sở văn hoá ngoài công lập tuyên bố phá sản hoặc giải thể, việc xử lý tài chính tiến hành theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các khoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể, phá sản của cơ sở.
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
- Các khoản nợ thuế.
- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ:
+ Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
+ Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
- Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần thừa này thuộc về:
+ Chủ cơ sở nếu là cơ sở tư nhân
+ Các thành viên của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơ sở bán công, cơ sở dân lập

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở văn hóa bán công tuyên bố giải thể thì phải xử lý tài chính tiến hành theo thứ tự ưu tiên sau:

- Các khoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể của cơ sở;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

- Các khoản nợ thuế

- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ

- Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần thừa này thuộc về các thành viên của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước).

Cơ sở ngoài công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không?
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập là gì? Cơ sở ngoài công lập có tư cách pháp nhân không và hoạt động dựa trên nguyên tắc gì?
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập có được ưu tiên mua lại tài sản của Nhà nước đã đầu tư trên đất khi được chuyển đổi hình thức hoạt động từ cơ sở công lập không?
Pháp luật
Giá tài sản do nhà nước đầu tư cho cơ sở ngoài công lập thuê được xác định như thế nào? Tài sản này được quản lý như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới những dạng gì để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất?
Pháp luật
Việc trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn của cơ sở ngoài công lập do ai quyết định?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ thuộc cơ sở ngoài công lập về nội dung gì? Phương thức hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực môi trường được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức gì?
Pháp luật
Cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực văn hóa hoạt động dưới các hình thức nào? Cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực văn hóa thì kinh phí hoạt động được lấy từ đâu?
Pháp luật
Tài sản của cơ sở văn hóa bán công được quản lý như thế nào? Cơ sở văn hóa bán công tuyên bố giải thể thì phải xử lý tài chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở ngoài công lập
538 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở ngoài công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở ngoài công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào