Tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định bao gồm các loại tài sản nào?

Cho tôi hỏi tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định bao gồm các loại tài sản nào? Cơ quan thẩm định tài sản có được tham gia vào việc lập kế hoạch và phương án mua sắm tài sản cố định hay không? Câu hỏi của anh Duy từ Hà Nội.

Việc sử dụng vốn của Ngân hàng Nhà nước để mua sắm tài sản cố định phải căn cứ vào đâu?

Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và quỹ như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và quỹ
1. Các loại vốn, quỹ của Ngân hàng Nhà nước được quản lý thống nhất và hạch toán tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện công khai việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định.
3. Việc sử dụng vốn để đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định (bao gồm cả việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ) phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định hàng năm được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
4. Các quỹ của Ngân hàng Nhà nước: Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Khoản dự phòng rủi ro được quản lý và sử dụng theo quy chế riêng do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính ban hành.
5. Mọi giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ, các tài khoản có nguồn gốc ngoại tệ trong năm và xử lý hạch toán chênh lệch do đánh giá lại giá trị VND của số dư ngoại tệ, vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước cuối năm thực hiện theo đúng quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, việc sử dụng vốn của Ngân hàng Nhà nước để mua sắm tài sản cố định phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định hàng năm được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định bao gồm các loại tài sản nào?

Việc sử dụng vốn của Ngân hàng Nhà nước để mua sắm tài sản cố định phải căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định bao gồm các loại tài sản nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về phương thức mua sắm tài sản cố định như sau:

Phương thức mua sắm tài sản cố định
1. Phương thức mua sắm tài sản tập trung:
a) Tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài sản cố định có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
- Trang thiết bị tin học;
- Máy móc, thiết bị an toàn kho quỹ, bao gồm:
Xe ô tô chuyên dùng chở tiền; hệ thống giám định tiền; hệ thống máy huỷ tiền và hệ thống máy kiểm đếm phân loại đa chức năng.
- Tài sản cố định khác: Ô tô phục vụ công tác loại từ 4 đến 16 chỗ ngồi có số lượng mua sắm bằng hoặc lớn hơn 10 chiếc/lần mua sắm.
b) Đơn vị được giao làm chủ đầu tư và tổ chức mua sắm tài sản cố định theo phương thức tập trung:
- Cục Công nghệ tin học: Tổ chức mua sắm thiết bị tin học.
- Cục Phát hành và kho quỹ: Tổ chức mua sắm máy móc thiết bị an toàn kho quỹ.
- Cục Quản trị: Tổ chức mua sắm tài sản cố định khác.
Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo về số lượng, chủng loại tài sản cần mua sắm tập trung cho đơn vị tổ chức mua sắm tài sản theo phương thức tập trung sau khi được Thống đốc phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm.
...

Như vậy, tài sản cố định mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài sản cố định có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Bao gồm:

(1) Trang thiết bị tin học;

(2) Máy móc, thiết bị an toàn kho quỹ, bao gồm;

(3) Tài sản cố định khác.

Cơ quan thẩm định tài sản có được tham gia vào việc lập kế hoạch và phương án mua sắm tài sản cố định hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về phương thức mua sắm tài sản cố định như sau:

Phương thức mua sắm tài sản cố định
...
3. Nhiệm vụ của đơn vị tổ chức mua sắm tài sản theo phương thức tập trung:
a) Phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp và thẩm định kế hoạch mua sắm tài sản cố định quy định tại Điểm a Khoản 1 nêu trên.
b) Tổ chức thẩm định tài sản có yêu cầu kỹ thuật cao, hiện đại, trang bị đồng bộ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trước khi trình Thống đốc phê duyệt dự toán theo đúng quy định về tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước.
Tài sản có yêu cầu kỹ thuật cao là những tài sản không thông dụng, không sẵn có trên thị trường, được thiết kế và sản xuất trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến theo yêu cầu sử dụng của khách hàng.
Cơ quan thẩm định: Là cơ quan có năng lực chuyên môn có liên quan tới vấn đề kỹ thuật cần thẩm định, không tham gia vào việc lập kế hoạch và phương án mua sắm tài sản.
Nội dung xin ý kiến thẩm định gồm: Phương án công nghệ (lựa chọn công nghệ) và quy mô mua sắm (có phù hợp với nhu cầu, mục tiêu đầu tư đã được Thống đốc NHNN phê duyệt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng tài sản; các khuyến nghị khác (nếu có).
c) Tổ chức mua sắm tài sản cố định theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản.
d) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao tài sản và hồ sơ tài liệu liên quan đến tài sản mua sắm cho đơn vị Ngân hàng Nhà nước sử dụng.
e) Trước ngày 30/11 hàng năm, lập Báo cáo đánh giá về tiến độ, chất lượng và hiệu quả của tài sản mua sắm theo phương thức tập trung trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, cơ quan thẩm định không được tham gia vào việc lập kế hoạch và phương án mua sắm tài sản cố định theo phương thức tập trung.


Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng
Pháp luật
Tài sản lưu động gồm những loại nào? Cách tính và các tiêu chí phân biệt tài sản lưu động, tài sản cố định?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tải mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định theo Thông tư 45?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
Pháp luật
Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước mới nhất? Nguyên tắc quản lý tài sản cố định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã? Hướng dẫn ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã?
Pháp luật
Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
2,751 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản cố định

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào