Tài sản có của ngân hàng thương mại phát sinh từ những hoạt động nào? Dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại thế nào?
- Tài sản có của ngân hàng thương mại phát sinh từ những hoạt động nào?
- Toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của 01 khách hàng tại ngân hàng thương mại phải được phân loại thế nào?
- Ngân hàng thương mại phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ khi kết quả tự phân loại nợ thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp đúng không?
Tài sản có của ngân hàng thương mại phát sinh từ những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thì tài sản có (sau đây gọi là nợ) trong hoạt động của ngân hàng thương mại phát sinh từ các hoạt động sau:
(1) Cho vay;
(2) Cho thuê tài chính;
(3) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
(4) Bao thanh toán;
(5) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
(6) Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại mục (13)) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);
(7) Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
(8) Ủy thác cấp tín dụng;
(9) Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài
(10) Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), trừ hoạt động mua nợ xấu với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
(11) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
(12) Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;
(13) Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;
(14) Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp ngân hàng thương mại mua hắn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính ngân hàng thương mại đó phát hành.
Tài sản có của ngân hàng thương mại phát sinh từ những hoạt động nào? Dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)
Toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của 01 khách hàng tại ngân hàng thương mại phải được phân loại thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc tự phân loại
1. Toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ của các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó.
2. Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn về kết quả tự phân loại nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
...
Theo đó, toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của 01 khách hàng tại ngân hàng thương mại phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ của các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó.
Ngân hàng thương mại phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ khi kết quả tự phân loại nợ thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp đúng không?
Việc điều chỉnh kết quả phân loại nợ được quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN như sau:
Thời điểm, trình tự phân loại nợ
...
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
4. Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Như vậy, trong trường hợp kết quả tự phân loại nợ thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp thì ngân hàng thương mại phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?