Tại phiên tòa tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ai có quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử?
- Tại phiên tòa tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ai có quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử?
- Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với bản án hình sự thì Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa tái thẩm cần làm gì?
- Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần làm gì?
Tại phiên tòa tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ai có quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây là gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cùng cấp; cụ thể như sau:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
...
Như vậy, tại phiên tòa tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người có quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phiên tòa tái thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với bản án hình sự thì Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa tái thẩm cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
...
2. Khi được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các hoạt động theo Điều 43 và Điều 44 Quy chế này.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên phải trình bày nội dung kháng nghị, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, tranh luận về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án với người tham gia tố tụng (nếu có).
Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm, Kiểm sát viên phải nêu rõ lý do nhất trí, không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; phát biểu ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Chánh án Tòa án.
...
Như vậy, khi được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa giám tái thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các hoạt động theo Điều 43 và Điều 44 Quy chế này.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị thì tại phiên tòa tái thẩm Kiểm sát viên phải trình bày nội dung kháng nghị, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, tranh luận về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án với người tham gia tố tụng (nếu có).
Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 61 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
...
3. Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng theo Điều 45 Quy chế này.
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên tập trung kiểm sát các nội dung sau: thời hạn xét xử; việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị (nếu có); thành phần Hội đồng xét xử; thủ tục xét hỏi những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa (nếu có); việc Hội đồng xét xử biểu quyết và áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo; việc tạm đình chỉ thi hành án; việc ban hành và gửi các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; việc chuyển hồ sơ vụ án bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại và các hoạt động khác của Tòa án.
Như vậy, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục tái thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng theo Điều 45 Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?