Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà mới nhất? Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực?
Phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà là gì? Khi nào cần lập phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà mà chỉ quy định phụ lục hợp đồng.
Theo đó, phụ lục hợp đồng được quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Như vậy, có thể hiểu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà là một văn bản bổ sung được lập khi các bên (bên thuê và bên cho thuê) đồng ý kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thuê nhà đã ký kết trước đó. Thay vì ký một hợp đồng mới, phụ lục gia hạn giúp duy trì các điều khoản chính của hợp đồng gốc và chỉ điều chỉnh phần liên quan đến thời gian thuê.
Lưu ý như sau:
- Nội dung của phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà không được trái với nội dung của hợp đồng chính.
- Trường hợp phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Nội dung cơ bản của phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà thường bao gồm:
- Thông tin hợp đồng gốc:
+ Số hiệu, ngày ký, và các bên liên quan trong hợp đồng thuê nhà ban đầu.
+ Mô tả ngắn gọn về tài sản thuê (địa chỉ, diện tích, mục đích sử dụng).
- Lý do gia hạn:
Nêu rõ lý do cần gia hạn, ví dụ: bên thuê muốn tiếp tục sử dụng tài sản hoặc bên cho thuê đồng ý kéo dài thời gian hợp đồng.
- Thời hạn gia hạn:
Thời gian gia hạn cụ thể, ví dụ: thêm 6 tháng, 1 năm, hoặc đến ngày cụ thể.
- Điều chỉnh giá thuê (nếu có):
+ Nếu có sự thay đổi về giá thuê, phụ lục cần nêu rõ mức giá mới và phương thức thanh toán.
+ Nếu giá thuê giữ nguyên, cũng cần ghi nhận rõ ràng.
- Cam kết của các bên:
Các bên cam kết tiếp tục tuân thủ các điều khoản khác của hợp đồng gốc.
- Hiệu lực của phụ lục:
Phụ lục có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ một thời điểm cụ thể theo thỏa thuận.
Khi nào cần lập phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà?
Phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà được lập khi thuộc các trường hợp sau:
- Khi bên thuê muốn tiếp tục sử dụng tài sản thuê và hợp đồng sắp hết hạn.
- Khi bên cho thuê đồng ý kéo dài thời gian cho thuê nhưng không muốn thay đổi các điều khoản khác trong hợp đồng gốc.
- Khi cả hai bên muốn tránh việc ký hợp đồng mới để tiết kiệm thời gian và thủ tục pháp lý.
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà mới nhất? Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực? (Hình từ Internet)
Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà mới nhất hiện nay? Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực pháp luật?
Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà là mẫu nào, tuy nhiên, các bên có thể tự soạn thảo mẫu này nhưng cần đảm bảo hình thức và nội dung của phụ lục không được trái quy định pháp luật.
Các bên có thể tham khảo mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà sau đây:
TẢI VỀ Mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà
Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực pháp luật?
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, về cơ bản, để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực pháp luật thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng thuê nhà;
- Chủ thể tham gia hợp đồng thuê nhà hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng thuê nhà không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Lưu ý: Hình thức của hợp đồng thuê nhà là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà trong trường hợp luật có quy định.
Thời hạn thuê nhà được xác định thế nào khi không có thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà?
Căn cứ quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hạn thuê nhà sẽ do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê nhà và thời hạn thuê nhà không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?