Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản? Hợp đồng này phải được lập bằng văn bản trong mọi trường hợp đúng không?
- Tải Mẫu Hợp đồng mua bán đơn giản? Hợp đồng mua bán phải được lập bằng văn bản trong mọi trường hợp đúng không?
- Trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì địa điểm giao hàng được xác định thế nào?
- Nếu bên bán giao hàng hóa trước thời điểm thỏa thuận thì bên mua có buộc phải nhận hàng không?
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán đơn giản? Hợp đồng mua bán phải được lập bằng văn bản trong mọi trường hợp đúng không?
Hiện nay Luật Thương mại 2005 cũng như các văn bản liên quan không hướng dẫn về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nên có một số nội dung cơ bản sau:
(i) Thông tin về các bên tham gia hợp đồng;
(ii) Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng;
(iii) Giá cả và phương thức thanh toán;
(iv) Thời gian và địa điểm giao hàng;
(v) Quyền và trách nhiệm của các bên;
(vi) Các điều khoản giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể bao gồm một hoặc một số nội dung sau:
Điều khoản bảo hành: quy định về thời gian bảo hành, phạm vi bảo hành và trách nhiệm bảo hành của bên bán.
Điều khoản đổi trả hàng hóa: quy định về trường hợp được đổi trả hàng hóa, thời hạn đổi trả và thủ tục đổi trả.
Điều khoản về vận chuyển: quy định về trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
Điều khoản về bảo mật thông tin: quy định về việc bảo mật thông tin của các bên liên quan.
Chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản sau:
Tải về Mẫu Hợp đồng mua bán đơn giản mới nhất 2024
Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Như vậy, không phải mọi trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hóa đều phải được lập bằng văn bản.
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản? Hợp đồng này phải được lập bằng văn bản trong mọi trường hợp đúng không? (hình từ internet)
Trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì địa điểm giao hàng được xác định thế nào?
Địa điểm giao hàng được quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005 như sau:
Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Như vậy, trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Nếu bên bán giao hàng hóa trước thời điểm thỏa thuận thì bên mua có buộc phải nhận hàng không?
Theo Điều 37 Luật Thương mại 2005 và Điều 38 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Theo đó, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?