Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?
Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Biên bản thỏa thuận hợp tác" là gì.
Trên thực tế, biên bản thỏa thuận hợp tác có thể hiểu là một văn bản ghi nhận sự đồng ý giữa các bên về việc hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung với các điều khoản cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm, và nghĩa vụ của mỗi bên. Văn bản này đóng vai trò làm cơ sở để đảm bảo các bên tuân thủ cam kết và giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới nhất? Lưu ý khi lập biên bản thỏa thuận hợp tác?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác là mẫu nào, theo đó, các bên có thể tự soạn thảo mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác, tuy nhiên, biên bản thỏa thuận hợp tác cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác
(Lưu ý: Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì? (Hình từ Internet)
Lưu ý khi lập biên bản thỏa thuận hợp tác:
Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, khi lập biên bản thỏa thuận hợp tác, các bên cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Người gây thiệt hại có bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng không?
Căn cứ quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác).
Lưu ý: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
- Giải thể đơn vị hành chính: Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thế nào?
- Mẫu thông báo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài mới nhất theo Nghị định 175? Tải về mẫu thông báo?
- Từ 25/12/2024, phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi tại Nghị định 147 như thế nào?
- Giáo viên tiểu học (GVTH) hạng mấy thì phải tham gia làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi?