Tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu nào? Việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung nào?
Di sản địa chất là gì?
Di sản địa chất được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT như sau:
Di sản địa chất là một phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế.
Như vậy, theo quy định trên thì di sản địa chất là một phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế.
Tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu nào? Việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu nào?
Tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT như sau:
Báo cáo công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất có trách nhiệm xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất sau khi kết thúc hoạt động điều tra, đánh giá.
2. Báo cáo công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất phải thể hiện rõ kết quả điều tra, đánh giá, xác định giá trị di sản địa chất, công viên địa chất và các nội dung liên quan. Báo cáo điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất phải kèm theo các tài liệu quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này.
3. Tài liệu về điều tra, đánh giá di sản địa chất:
a) Tài liệu nguyên thuỷ về di sản địa chất: tài liệu thu thập, ghi chép, mô tả, ảnh chụp, video trong quá trình khảo sát thực địa; các sơ đồ, mặt cắt, bản đồ thành lập trong quá trình khảo sát thực địa; các mẫu vật thu thập tại thực địa; các kết quả phân tích về địa chất;
b) Tài liệu tổng hợp về di sản địa chất: mặt cắt, sơ đồ, bản đồ di sản địa chất; các tài liệu phân tích, tổng hợp; kết quả điều tra, đánh giá và xác định giá trị di sản địa chất;
c) Các tài liệu quy định tại điểm b khoản này được thành lập riêng cho từng kiểu di sản địa chất quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Đối với bản đồ di sản địa chất phải đáp ứng các quy định tại điểm d khoản này;
d) Bản đồ di sản địa chất:
Bản đồ di sản địa chất gồm các nội dung chính sau: các yếu tố tự nhiên; đặc điểm kinh tế, xã hội (giao thông, phân bố dân cư, cơ quan địa phương, công trình văn hóa, lịch sử, công trình xây dựng và công trình khác); vị trí, đặc điểm, quy mô phân bố điểm di sản địa chất; chỉ dẫn chi tiết các nội dung thể hiện trên bản đồ.
Bản đồ di sản địa chất có tỷ lệ phù hợp để thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung của điểm di sản địa chất, theo đó, phải có tỷ lệ từ 1:10.000 trở lên đối với bản đồ điều tra điểm di sản địa chất riêng lẻ, từ 1:25.000 trở lên đối với bản đồ điều tra cụm các điểm di sản địa chất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu về điều tra đánh giá di sản địa chất gồm những tài liệu sau:
- Tài liệu nguyên thuỷ về di sản địa chất: tài liệu thu thập, ghi chép, mô tả, ảnh chụp, video trong quá trình khảo sát thực địa; các sơ đồ, mặt cắt, bản đồ thành lập trong quá trình khảo sát thực địa; các mẫu vật thu thập tại thực địa; các kết quả phân tích về địa chất;
- Tài liệu tổng hợp về di sản địa chất: mặt cắt, sơ đồ, bản đồ di sản địa chất; các tài liệu phân tích, tổng hợp; kết quả điều tra, đánh giá và xác định giá trị di sản địa chất;
- Các tài liệu quy định tại điểm b khoản này được thành lập riêng cho từng kiểu di sản địa chất quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Đối với bản đồ di sản địa chất phải đáp ứng các quy định tại điểm d khoản này;
- Bản đồ di sản địa chất.
Việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung nào?
Việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT như sau:
Nội dung điều tra, đánh giá di sản địa chất
1. Điều tra, đánh giá di sản địa chất là việc thực hiện công tác điều tra, đánh giá về giá trị địa chất của các kiểu di sản địa chất quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Nội dung điều tra, đánh giá di sản địa chất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung điều tra, đánh giá di sản địa chất:
a) Điều tra, đánh giá về giá trị khoa học, giáo dục của di sản địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về vị trí, không gian phân bố, đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất và ý nghĩa khoa học, giáo dục về địa chất;
b) Điều tra, đánh giá về giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất;
c) Điều tra, đánh giá về giá trị kinh tế của di sản địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về tiềm năng khai thác, sử dụng di sản địa chất;
d) Xác định các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn di sản địa chất;
đ) Nội dung điều tra, đánh giá di sản địa chất quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá di sản địa chất gồm những nội dung sau:
- Đánh giá về giá trị khoa học, giáo dục của di sản địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về vị trí, không gian phân bố, đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất và ý nghĩa khoa học, giáo dục về địa chất;
- Đánh giá về giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất;
- Đánh giá về giá trị kinh tế của di sản địa chất, trong đó, tập trung điều tra, đánh giá về tiềm năng khai thác, sử dụng di sản địa chất;
- Xác định các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn di sản địa chất;
- Nội dung đánh giá di sản địa chất quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?