Tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương sẽ tự động giải mật trong những trường hợp nào?
Căn cứ để đề xuất giải mật tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định như sau:
Giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo
1. Nguyên tắc giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải đảm bảo bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Căn cứ để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật:
a) Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để rà soát và đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật;
b) Căn cứ vào thay đổi của tình hình thực tế đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật;
c) Căn cứ vào nội dung của từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cụ thể, nếu thấy việc tiết lộ không gây nguy hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đề xuất giải mật;
d) Căn cứ vào việc toàn bộ hoặc một phần tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được công bố trong tài liệu khác.
3. Thẩm quyền giải mật, giảm mật, tăng mật: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức soạn thảo.
...
Như vậy, căn cứ để đề xuất giải mật tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương gồm có:
(1) Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để rà soát và đề xuất giải mật;
(2) Căn cứ vào thay đổi của tình hình thực tế đề xuất giải mật;
(3) Căn cứ vào nội dung của từng tài liệu bí mật nhà nước cụ thể, nếu thấy việc tiết lộ không gây nguy hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đề xuất giải mật;
(3) Căn cứ vào việc toàn bộ hoặc một phần tài liệu bí mật nhà nước được công bố trong tài liệu khác.
Căn cứ để đề xuất giải mật tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương là gì? (Hình từ Internet)
Tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương sẽ tự động giải mật trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 24 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định như sau:
Giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo
...
6. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
b) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác;
đ) Các hình thức công bố công khai khác.
Sau khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định.
7. Tài liệu lưu trữ có nội dung bí mật nhà nước khi nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng được giải mật theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì tài liệu bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau:
(1) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
(2) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Đăng Công báo;
(4) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác;
(5) Các hình thức công bố công khai khác.
Ai có thẩm quyền giải mật tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định như sau:
Giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo
...
3. Thẩm quyền giải mật, giảm mật, tăng mật: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức soạn thảo.
4. Thời gian giải mật, giảm mật, tăng mật:
a) Vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm rà soát để giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức soạn thảo;
b) Trong trường hợp đột xuất cần tiến hành giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước để phục vụ công tác, cơ quan, tổ chức có thể tiến hành giải mật, giảm mật, tăng mật theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế này.
5. Trình tự, thủ tục giải mật, giảm mật, tăng mật:
a) Sau khi tiến hành rà soát các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần giải mật, giảm mật, tăng mật, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo thành lập Hội đồng giải mật, giảm mật, tăng mật, bao gồm: Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo làm chủ tịch Hội đồng; đại diện bộ phận trực tiếp soạn thảo tài liệu, vật mang bí mật nhà nước mật và đại diện các bộ phận khác có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức soạn thảo tài liệu bí mật nhà nước có thẩm quyền giải mật các tài liệu bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức đó soạn thảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?