Tài khoản kế toán 994 thể hiện tài sản thế chấp của các tổ chức cá nhân vay vốn của tổ chức tài chính vi mô đúng không?
- Tài khoản kế toán 994 thể hiện tài sản thế chấp của các tổ chức cá nhân vay vốn của tổ chức tài chính vi mô đúng không?
- Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản kế toán 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố khi nào?
- Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết khi hạch toán đối với tài khoản 994 có dưới 10 tiểu khoản thực hiện như thế nào?
Tài khoản kế toán 994 thể hiện tài sản thế chấp của các tổ chức cá nhân vay vốn của tổ chức tài chính vi mô đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản thế chấp, cầm cố của các tổ chức, cá nhân vay vốn TCTCVM theo quy định cho vay của NHNN và quy định của pháp luật liên quan;
b) Ngoài sổ tài khoản chi tiết, TCTCVM mở sổ theo dõi chi tiết tài sản thế chấp, cầm cố của từng tổ chức, cá nhân vay vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 994:
Bên Nợ: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố giao cho TCTCVM quản lý để bảo đảm nợ vay.
- Chênh lệch tăng do định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.
Bên Có: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại cho các tổ chức, cá nhân vay khi trả được nợ.
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được đem phát mại để trả nợ vay TCTCVM.
- Chênh lệch giảm do định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố TCTCVM đang quản lý.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp cầm cố và theo từng khách hàng.
Theo đó, tài sản thế chấp của các tổ chức cá nhân vay vốn của tổ chức tài chính vi mô (theo quy định cho vay của NHNN và quy định của pháp luật liên quan) được thể hiện trong tài khoản kế toán 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố.
Lưu ý: Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tài chính vi mô mở sổ theo dõi chi tiết tài sản thế chấp, cầm cố của từng tổ chức, cá nhân vay vốn.
Tài khoản kế toán nào thể hiện tài sản thế chấp của các tổ chức cá nhân vay vốn của tổ chức tài chính vi mô? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản kế toán 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán, cụ thể như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản kế toán 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết khi hạch toán đối với tài khoản 994 có dưới 10 tiểu khoản thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
...
2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:
...
c) Trường hợp TCTCVM lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này, TCTCVM thực hiện như sau:
- Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Nội dung tài khoản chi tiết thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
- Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp;
+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999.
Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt.
Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.
- Việc mở tài khoản chi tiết để hạch toán, theo dõi theo từng đối tượng kế toán cụ thể được quy định tại phần hạch toán chi tiết của từng tài khoản tổng hợp quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó, khi hạch toán đối với tài khoản kế toán 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố có dưới 10 tiểu khoản thực hiện ghi số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần như sau:
+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp "994"
+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản ghi liền sau (bên phải) số hiệu tài khoản tổng hợp từ chữ số 1 đến 9.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?