Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) có mấy tài khoản cấp 2? Hướng dẫn lập báo cáo tài chính liên quan đến tài sản cố định hữu hình?
Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) dùng để phản ánh những thông tin gì?
Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) được quy định tại Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
b) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
c) Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có giá trị theo quy định hiện hành.
...
Theo đó, Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) có mấy tài khoản cấp 2? Hướng dẫn lập báo cáo tài chính liên quan đến tài sản cố định hữu hình? (hình từ internet)
Tài khoản 211 (Tài sản cố định hữu hình) có mấy tài khoản cấp 2?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2 gồm:
- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...
- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.
- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.
- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.
- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.
- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp liên quan đến Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình?
Báo cáo tài chính liên quan đến Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình được hướng dẫn tại Chuẩn mực kế toán số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, cụ thể:
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại tài sản cố định hữu hình về những thông tin sau:
(i) Phương pháp xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình;
(ii) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;
(iii) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ;
(iv) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần tài sản cố định hữu hình) phải trình bày các thông tin:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng, giảm trong kỳ;
- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
- Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;
- Các cam kết về việc mua, bán tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn trong tương lai.
- Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tạm thời không được sử dụng;
- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;
- Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đang chờ thanh lý;
- Các thay đổi khác về tài sản cố định hữu hình.
Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản cố định hữu hình cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để so sánh với các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo. Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quan tới giá trị tài sản cố định hữu hình đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?