Tại cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi có các nội dung gì? Cơ quan nào chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi?
Tại cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi có các nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là hệ thống thông tin liên quan đến chăn nuôi, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
b) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
d) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
đ) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi gồm các nội dung như sau:
- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
- Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 20/2019/TTBNNPTNT có quy định:
Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
1. Chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
2. Chủ trì, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi và tổng hợp thông tin trong phạm vi cả nước.
3. Chủ trì tổ chức việc vận hành, bảo trì, giám sát, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
4. Quản lý tài khoản quản trị, phân quyền cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi ở các địa phương. Tổ chức tập huấn công tác cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
6. Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi của các tổ chức và công bố công khai hằng năm.
7. Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
8. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
9. Tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu theo quy định tại Điều 3; điểm e, g và h khoản 1; điểm b và điểm c khoản 2; điểm b, c, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3; điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4; điểm d khoản 1 Điều 5; điểm c khoản 1 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này; chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Theo đó thì Cục Chăn nuôi là cơ quan chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Có các biện pháp bảo đảm an toàn nào được áp dụng cho cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 20/2019/TTBNNPTNT thì có các biện pháp bảo đảm an toàn sau đây được áp dụng cho cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi:
- Sử dụng phần mềm bảo mật có bản quyền và áp dụng các công nghệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng trái phép.
- Sử dụng kênh mã hóa và xác thực thông tin người dùng trong các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi, nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
- Mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
- Hoạt động nghiệp vụ bảo đảm việc quản lý bảo mật hệ thống bao gồm: Lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.
- Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống duy trì hoạt động liên tục.
- Thực hiện biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ và bảo vệ bản sao lưu phục hồi bằng giải pháp che dấu và mã hóa dữ liệu.
- Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?