Tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp?

Có phải Thủ tướng có chỉ thị mới về việc tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp? - Câu hỏi của Trọng (Kiên Giang)

Thực trạng triển khai Đề án 06 như thế nào?

Vừa qua, ngày 23/02/2023, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo.

Theo đó, tại Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 nêu rõ nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đề án “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) là đề án quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược này, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Qua một năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu, làm tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Đề án 06 thời gian qua.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế là "điểm nghẽn" làm chậm tiến độ triển khai Đề án, như:

(1) Nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu còn rời rạc, manh mún, chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng an toàn thông tin, an ninh mạng nên chưa thể thực hiện việc số hóa, kết nối, chia sẻ, liên thông, khai thác dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến...

(2) Chưa có cách làm phù hợp, chưa thực sự lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, nên dịch vụ công thiết kế chưa thuận lợi;

(3) Trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết công việc trên môi trường số của cán bộ, công chức chưa thuần thục để hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến;

(4) Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, chưa thực sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Số lượng người dân thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp vẫn cao (chiếm khoảng 70%);

(5) Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, còn tình trạng “cát cứ” thông tin, lợi ích ngành, lợi ích cục bộ, nên người dân phải cung cấp lại thông tin và đi lại nhiều lần;

(6) Nhiều nơi, công tác chỉ đạo, điều hành vẫn theo phương thức truyền thống, chưa đổi mới sáng tạo; việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt; truyền thông cho công tác này chưa được coi trọng, đầu tư thích đáng để góp phần thay đổi hành vi, ý thức của người dân, doanh nghiệp;

(7) Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng của nhiều cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra;

(8) Một số bộ, ngành, địa phương chưa bố trí kinh phí kịp thời cho việc triển khai Đề án 06.

Tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp?

Tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp? (Hình từ internet)

Thủ tướng chỉ thị thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm đẩy mạnh việc triển khai Đề án 06 như thế nào?

Tại Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án 06 trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt và thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cụ thể:

- Từng đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án tại cơ quan, địa phương mình; báo cáo Cấp ủy Đảng đề xuất ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo triển khai Đề án 06 để tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện, hoàn thành trong tháng 3 năm 2023.

- Các bộ, ngành, địa phương xác định triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, làm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở", tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.

Tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp?

Tại Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023; đối với 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 và Quyết định 422/QĐ-TTg, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023.

- Tập trung rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023;

- Lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật,…);

- Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số.

Yêu cầu sớm cung cấp dịch vụ công trực tuyến về nhà ở và thị trường bất động sản đúng không?

Đây là một trong những nội dung của Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp, hạn chế kiểm tra, giám sát thủ công; kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, làm giàu dữ liệu, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Thời gian hoàn thành trong tháng 6 năm 2023.

Dịch vụ công trực tuyến Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là gì?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến về môi trường ở địa phương do cơ quan nào xây dựng? Nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cấp tỉnh?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì? Kinh phí duy trì và phát triển dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình là gì? 02 mức độ cung cấp của dịch vụ công trực tuyến là gì?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Bốn mức độ của dịch vụ công trực tuyến yêu cầu những gì? Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu gì?
Pháp luật
Tối thiểu bao nhiêu % hồ sơ trên các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp được giải quyết trực tuyến theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch 1087?
Pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 phương án nào là khoản thu từ dịch vụ công về đất đai hiện nay?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến về đất đai là gì? Triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công trực tuyến
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,306 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào