Tải Bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý mới nhất? Cách thức kiểm điểm là gì?
Nội dung kiểm điểm Đảng viên là cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý là gì?
>>> Xem thêm: Tiêu chí xếp loại chất lượng cuối năm đối với đảng viên mới nhất? Hướng dẫn quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về nội dung kiểm điểm đối với Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
Tải Bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý mới nhất? Cách thức kiểm điểm là gì? (Hình từ Internet)
Tải Bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý mới nhất?
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên (cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý) căn cứ tại Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25--HD/BTCTW năm 2023.
Xem và tải Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 Tải về
Cách thức kiểm điểm đối với Đảng viên là cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý thực hiện thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về cách thức kiểm điểm như sau:
Cách thức kiểm điểm
1. Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
2. Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
3. Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Đồng thời, căn cứ tại mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 hướng dẫn chi tiết về cách thức kiểm điểm đối với cá nhân như sau:
(1) Thời gian tổ chức kiểm điểm cá nhân
Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B.
Xem và tải Mẫu 2A Bản kiểm điểm đảng viên (cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý) Tải về
Xem và tải mẫu 2B Bản kiểm điểm đảng viên (cá nhân giữ chức lãnh đạo, quản lý) Tải về
Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày.
Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày.
Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
(2) Gợi ý thực hiện kiểm điểm cá nhân
Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết.
- Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần).
- Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ báo cáo định kỳ là gì? Thời gian chốt số liệu chế độ báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày bao nhiêu?
- Người Mỹ gốc Việt là gì? Người Mỹ gốc Việt định cư ở nước ngoài có thuộc đối tượng được sử dụng đất tại Việt Nam?
- Một đơn vị có thể đạt tới 45% cá nhân đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở được không? Cơ sở xét tặng là gì?
- Trình tự họp kiểm điểm trong xử lý kỷ luật quân đội diễn ra như thế nào? Trình tự, thủ tục chung xử lý kỷ luật trong quân đội gồm những bước nào?
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh có phải là quyền sở hữu công nghiệp? Hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh?