Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không? Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào?
Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.
Tại Điều 7 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về tác phẩm phái sinh như sau:
Tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có, bao gồm:
...
3. Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.
4. Tác phẩm chú giải là tác phẩm được sáng tạo từ việc làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địa danh nêu tại tác phẩm được chú giải.
5. Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm được chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giả theo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợp tuyển.
6. Tác phẩm cải biên là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể.
7. Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được chuyển từ loại hình này sang loại hình khác hoặc tác phẩm được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật khác với tác phẩm được chuyển thể trong cùng một loại hình.
Đối chiếu với quy định trên thì tác phẩm phái sinh là khái niệm bao trùm nhiều loại hình sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc, trong đó cải biên là một loại hình cụ thể của tác phẩm phái sinh.
Do đó, tác phẩm cải biên là một dạng của tác phẩm phái sinh, là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể.
Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không? Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về việc hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả
1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Xâm phạm quyền đặt tên cho tác phẩm: Thay đổi tên tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm dịch hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên trên tác phẩm: Mạo danh tác giả, giả mạo tên, chữ ký tác giả, không nêu hoặc cố ý nêu sai tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm khi khai thác, sử dụng;
c) Xâm phạm quyền công bố tác phẩm: Công bố tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả; chiếm đoạt quyền tác giả;
d) Xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: Xuyên tạc tác phẩm; sửa đổi, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
đ) Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: Tác phẩm đã có được sử dụng làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
e) Xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm tại nơi công cộng hoặc nơi bán vé, thu tiền vào cửa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 và Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ;
...
Như vậy, xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh có thể hiểu là tác phẩm đã có được sử dụng làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên như sau:
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả
...
2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.
Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả phải xem xét tính nguyên gốc của sự sáng tạo tác phẩm và sự thể hiện, biểu hiện của ý tưởng mà không phải bản thân ý tưởng.
...
Như vậy, căn cứ được dùng để xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo:
- Hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm;
- Nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm.
Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả phải xem xét tính nguyên gốc của sự sáng tạo tác phẩm và sự thể hiện, biểu hiện của ý tưởng mà không phải bản thân ý tưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?