Tác giả tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói được thanh toán mức nhuận bút theo hình thức nào?
- Tác giả tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói được thanh toán mức nhuận bút theo hình thức nào?
- Nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói theo khung nhuận bút được quy định như thế nào?
- Tác giả tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích khi nào?
Tác giả tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói được thanh toán mức nhuận bút theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Theo đó, bên sử dụng tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói thỏa thuận với tác giả thanh toán mức nhuận bút theo khung nhuận bút hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu cuộc biểu diễn.
Nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói theo khung nhuận bút được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch nói theo khung nhuận bút được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP, được đính chính bởi Công văn 230/CP-KGVX năm 2015 quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể, múa rối và các thể loại tương tự khác, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
Theo đó, nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm sau:
- Biên kịch; Đạo diễn; Biên đạo múa; Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập); Chỉ huy dàn nhạc sân khấu; Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu; Họa sỹ thiết kế phục trang; Họa sỹ thiết kế đạo cụ; Người thiết kế ánh sáng; Người thiết kế âm thanh.
Tác giả tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch nói được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
3. Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
4. Trường hợp chuyển thể kịch bản văn học sang ngôn ngữ lời ca đối với loại hình nghệ thuật kịch hát như nhạc kịch (Opera, Operet), thanh xướng kịch (Oratorio) và các thể loại tương tự thì tác giả chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
5. Trường hợp tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, múa rối; giao hưởng, nhạc kịch, kịch múa; tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích từ 10% đến 20% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
...
Theo đó, trường hợp tác phẩm thuộc loại hình kịch nói dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số thì tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích từ 10% đến 20% mức nhuận bút của tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?