Suy thoái môi trường là gì? Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Suy thoái môi trường là gì? Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để làm gì? Đây là câu hỏi của anh Hoàng Văn đến từ Lào Cai.

Suy thoái môi trường là gì?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Theo đó, suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là gì? (Hình từ Internet)

Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để làm gì?

Căn cứ theo Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường
1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
2. Ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn sau đây:
a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
c) Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.

Theo đó, việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:

- Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;

- Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;

- Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.

Việc ô nhiễm, suy thoái môi trường sẽ gây ra những thiệt hại nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
3. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường, việc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng được xác định theo loại chất ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;
b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường; trường hợp các bên liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường, không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, việc ô nhiễm, suy thoái môi trường sẽ gây ra những thiệt hại sau đây:

- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

8,849 lượt xem
Suy thoái môi trường Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Suy thoái môi trường
Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Suy thoái môi trường Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Suy thoái môi trường Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào