Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật đang hoạt động cao hơn định mức tiêu hao năng lượng thì xử lý như thế nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật đến hết năm 2025 là bao nhiêu?
- Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật đang hoạt động cao hơn định mức tiêu hao năng lượng thì xử lý như thế nào?
- Giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có những giải pháp nào?
Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật đến hết năm 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BCT quy định về định mức tiêu hao năng lượng như sau:
Định mức tiêu hao năng lượng
1. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn đến hết năm 2020
2. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025
Trong đó, định mức tiêu hao năng lượng là suất tiêu hao năng lượng (SEC) tiên tiến tương ứng cho từng giai đoạn cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2016/TT-BCT giải thích.
Như vậy, theo quy định trên, định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật giai đoạn đến hết năm 2020 là 1,27 kWh/kg.
Đối với định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 là 1,00 kWh/kg.
Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật đến hết năm 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật đang hoạt động cao hơn định mức tiêu hao năng lượng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 38/2016/TT-BCT quy định về yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng như sau:
Yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng
1. Cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa phải đảm bảo suất tiêu hao năng lượng không vượt quá định mức tiêu hao năng lượng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa đang hoạt động có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng đối với từng giai đoạn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này thì cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Suất tiêu hao năng lượng của các dự án đầu tư mới không được vượt quá định mức tiêu thụ năng lượng được quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Suất tiêu hao năng lượng (SEC) là tổng mức năng lượng tiêu hao để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 38/2016/TT-BCT giải thích.
Như vậy, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật phải đảm bảo suất tiêu hao năng lượng không vượt quá định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.
Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật đang hoạt động có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng đối với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.
Giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có những giải pháp nào?
Tại Mục 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2016/TT-BCT quy định về một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình đối với cơ sở sản xuất sản xuất nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật như sau:
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2016/TT-BCT quy định về một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa như sau:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa
1. Việc lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa phải tận dụng tối đa các giải pháp quản lý và công nghệ.
2. Khuyến khích các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tiên tiến và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa phải tận dụng tối đa các giải pháp quản lý và công nghệ.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tiên tiến và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành nhựa.
Như vậy, cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có thể áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình sau:
- Lắp đặt thùng chứa nước làm mát;
- Lắp đặt biến tần cho các máy nén khí;
- Lắp đặt biến tần cho các bơm nước của hệ thống làm mát;
- Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao;
- Thay thế hệ thống gia nhiệt điện trở bằng hệ thống gia nhiệt cảm ứng;
- Lắp đặt các động cơ servo cho thiết bị phun;
- Thay thế các van giãn nở nhiệt bằng các van điện cho các bộ làm mát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng tư vấn thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm những thành phần nào theo quy định?
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?