Sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Ô nhiễm thực phẩm là gì?
Ô nhiễm thực phẩm được quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Ô nhiễm thực phẩm (Hình từ Internet)
Sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 6 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Những hành vi bị cấm
...
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
...
Như vậy, sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm là hành vi bị nghiêm cấm, do đó tổ chức, cá nhân nào thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo khoản 2, khoản 5 Điều 10 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Và theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
...
Như vậy, sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển này và buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm để vận chuyển thực phẩm là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty luật nước ngoài có được chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài hay không?
- Đạt KPI được thưởng Tết bao nhiêu? Cách tính KPI cho nhân viên? Tiền thưởng đạt KPI có đóng thuế TNCN?
- Phát biểu cảm nghĩ của Đảng viên mới kết nạp hay ý nghĩa? Bài phát biểu của Đảng viên mới kết nạp ngắn gọn thế nào?
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?