Sử dụng nguồn phóng xạ là gì? Để được cấp phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thì phải có nhân lực như thế nào?
Sử dụng nguồn phóng xạ là gì?
Sử dụng nguồn phóng xạ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì sử dụng nguồn phóng xạ là việc sử dụng nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ kín; không bao gồm nguồn phóng xạ gắn trong thiết bị bức xạ.
Sử dụng nguồn phóng xạ là gì? (Hình từ Internet)
Để được cấp phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thì phải có nhân lực như thế nào?
Để được cấp phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thì phải có nhân lực theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Sử dụng nguồn phóng xạ
1. Nhân lực
a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ;
b) Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;
c) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở: Có người phụ trách tẩy xạ. Người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ;
d) Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân (thuốc phóng xạ) phải có nhân viên được đào tạo về vật lý y khoa.
2. Bảo đảm an toàn, an ninh
a) Bảo đảm mức liều chiếu xạ trong điều kiện làm việc bình thường như sau:
- Đối với nhân viên bức xạ
+ Liều hiệu dụng không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;
+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;
+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 500 mSv/năm theo loại hình công việc bức xạ cụ thể.
- Đối với công chúng
+ Liều hiệu dụng không vượt quá 1 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 5 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;
+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 15 mSv/năm;
+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 50 mSv/năm đối với công chúng theo tình huống chiếu xạ cụ thể.
b) Thiết lập khu vực kiểm soát và khu vực giám sát như sau:
- Khu vực kiểm soát: Nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm; nơi có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ; phòng điều khiển của lò phản ứng hạt nhân, thiết bị xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
- Khu vực giám sát: Nơi có mức liều chiếu xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để được cấp phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ thì phải có nhân lực sau:
- Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ;
- Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;
- Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở: Có người phụ trách tẩy xạ. Người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ;
- Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân (thuốc phóng xạ) phải có nhân viên được đào tạo về vật lý y khoa.
Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ trước khi chấm dứt hoạt đông có cần phải có giấy phép chấm dứt hoạt động không?
Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ trước khi chấm dứt hoạt đông có cần phải có giấy phép chấm dứt hoạt động không, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này phải có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ các công việc liên quan đến:
a) Thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;
b) Sử dụng hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử phải có Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ trước khi xây dựng, cải tạo, mở rộng phòng đặt thiết bị, trừ các cơ sở sau:
a) Cơ sở vận hành thiết bị chiếu xạ có cơ cấu tự che chắn theo thiết kế của nhà sản xuất;
b) Cơ sở vận hành máy gia tốc sử dụng di động để soi chiếu kiểm tra hàng hóa.
3. Trước khi chấm dứt hoạt động, các cơ sở bức xạ sau phải có Giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ:
a) Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ;
b) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Các cơ sở bức xạ khác có tạo ra chất thải phóng xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ trước khi chấm dứt hoạt đông thì phải có giấy phép chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thường trực Hội đồng nhân dân xã bao gồm những ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã?
- Tải về mẫu quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam mới nhất?
- Mẫu bảng tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng? Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
- Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ tại thời điểm nào? Cuộc họp Hội đồng Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?