Sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa có vi phạm nội quy phiên tòa? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa có vi phạm nội quy phiên tòa? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa không?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa không?
Sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa có vi phạm nội quy phiên tòa? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 5 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
...
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Theo quy định trên, việc sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa là một trong những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.
Do đó, việc sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu điện thoại.
Sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo quy định trên, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt.
Mà hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu điện thoại.
Như vậy, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa nêu trên.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có bao gồm người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, trong đó có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?