Sử dụng điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới từ ngày 20/5/2024?
Sử dụng điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt như sau:
- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá;
- Từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản;
- 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt lên đến 100.000.000 đồng.
Hiện hành, việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản được quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau: |
Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Sử dụng điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ ngày 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm thế nào?
Căn cứ tại khoản 5, 6 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:
- Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ;
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi:
+ Sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên để khai thác thủy sản
+ Sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?