Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm?

Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm? Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Viễn thông 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông thông như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, việc sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm nói trên thì sẽ bị xem là đã có hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia là một trong những hành vi bị nghiêm cấm?

Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia là một trong những hành vi bị nghiêm cấm? (Hình từ internet)

Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông như sau:

Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Và theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Theo đó, hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.

* Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. (Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia là 01 năm.

Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm xâm phạm an ninh quốc gia có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là gì? Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) được cơ quan nào quản lý và vận hành? Hướng dẫn đăng ký danh sách ra sao?
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức quản lý giá cước dịch vụ viễn thông? Giá cước dịch vụ viễn thông công ích có được miễn giảm không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông nếu muốn ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông thì phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Thuyết minh doanh thu khách hàng của doanh nghiệp viễn thông là gì? Mẫu báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu khách hàng của doanh nghiệp viễn thông là mẫu nào?
Pháp luật
Nguyên tắc kết nối viễn thông từ ngày 1/7/2024 theo Luật Viễn thông 2023 như thế nào? Trường hợp nào được chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, trường hợp nào doanh nghiệp phải hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ viễn thông và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng?
Pháp luật
Thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông là gì? Thời hạn để doanh nghiệp báo cáo nghiệp vụ thuyết minh doanh thu dịch vụ viễn thông theo quý là khi nào?
Căn cứ xác định giá dịch vụ viễn thông từ ngày 01/07/2024 là gì? Có những loại giá dịch vụ viễn thông nào?
Căn cứ xác định giá dịch vụ viễn thông từ ngày 01/07/2024 là gì? Có những loại giá dịch vụ viễn thông nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp lấy lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ viễn thông này để hỗ trợ cho việc kinh doanh DV viễn thông khác được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông
33 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Dịch vụ viễn thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào