Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Tôi vừa nghe nói có thông tin mới về việc sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy cụ thể được hướng dẫn như thế nào? Và để thực hiện sử dụng chữ ký số trong giao dịch chuyển tiền, thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Chữ ký số, văn bản điện tử, cổng thông tin điện tử được hiểu thế nào?

Để giải thích rõi thêm về những từ ngữ này thì tại khoản 2 Điều 3 về Quy chế Cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chức thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

+ Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

+ Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

- “Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.

- “Cổng thông tin điện tử” là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác và sử dụng.

Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử và trên cổng giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 7 về Quy chế Cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chức thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020:

“Điều 7. Sử dụng chữ ký số
1. Ký số đối với văn bản điện tử
a) Văn bản điện tử phải có đủ chữ ký số của cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm ký văn bản điện tử theo quy định.
b) Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của cá nhân có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi cá nhân đó; Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị như văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu.
c) Văn bản điện tử được số hóa từ văn bản giấy đã ký, đóng dấu được ký số bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản có giá trị như văn bản giấy đã ký, đóng dấu khi chưa số hóa.
d) Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.
3. Ký qua cổng thông tin điện tử
a) Các văn bản điện tử tự động ra bên ngoài được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Các chứng từ điện tử tự động ra bên ngoài được ký bởi chữ ký số HSM của BHXH Việt Nam. Cổng thông tin điện tử phải đảm bảo các chứng từ điện tử đã được ký số đầy đủ và được ký bởi các cá nhân có thẩm quyền theo quy định.”

Như vậy, theo quy định mới của Quyết định 1166/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/10/2020 thì việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử và ký qua cổng thông tin điện tử được thực hiện cụ thể như trên.

Cần đáp ứng những yêu cầu nào để thực hiện sử dụng chữ ký số trong giao dịch chuyển tiền với Bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 8 về Quy chế Cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chức thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 quy định sử dụng chữ ký số trong các giao dịch chuyển tiền:

- Chữ ký số sử dụng trong các GDĐT với BHXH Việt Nam là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

- Việc sử dụng chữ ký số giữa các đơn vị giao dịch với BHXH Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:

+ Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các GDĐT với BHXH Việt Nam, các đơn vị giao dịch phải thông báo chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc đơn vị giao dịch tham gia GDĐT với BHXH Việt Nam. Chữ ký số của các cá nhân tham gia GDĐT với BHXH Việt Nam phải gắn với từng chức danh tham gia và theo từng loại giao dịch cụ thể.

+ Trường hợp thay đổi các thông tin đã thông báo, gia hạn, tạm dừng hoặc thay đổi chứng thư số; thay đổi cặp khóa, các đơn vị tham gia GDĐT phải có thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với BHXH Việt Nam.

- Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán song phương điện tử tập trung và trao đổi dữ liệu về thu BHXH, BHYT, BHTN giữa các đơn vị ngành BHXH với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận giữa BHXH Việt Nam với từng hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thay đổi các thông tin liên quan đến chữ ký số nhân danh hệ thống mình, thì bên có thay đổi phải thông báo cho bên kia chậm nhất trước một (01) tháng kể từ thời điểm áp dụng thay đổi.

- Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước giữa BHXH Việt Nam với các đơn vị cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

- Việc sử dụng chữ ký số trong GDĐT giữa các đơn vị thuộc ngành BHXH với các tổ chức khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa BHXH Việt Nam với từng tổ chức đó.

Chữ ký số Tải trọn bộ các quy định về Chữ ký số hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chữ ký số công cộng là gì? Chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số nào theo quy định?
Pháp luật
Chữ ký số là gì? Chữ ký số là chữ ký điện tử khi đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Thế nào là chữ ký số? Giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử được quy định như thế nào? Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Trong giao kết hợp đồng thì chữ ký số có giá trị pháp lý hay không? Nếu có thì điều kiện nào để đảm bảo an toàn cho chữ ký số?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật, ai là người giữ chữ ký số? Nguyên tắc sử dụng và bảo vệ chữ ký số như thế nào?
Pháp luật
Chữ ký số có thể thay thế chữ ký sống và con dấu trong các hợp đồng, thỏa thuận, hay các loại văn bản khác hay không?
Pháp luật
Chữ ký số là chữ ký điện tử được sử dụng thuật toán gì? Để chữ ký số là chữ ký điện tử thì dữ liệu tạo chữ ký số phải thuộc sự kiểm soát của ai tại thời điểm ký?
Pháp luật
Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Chữ ký số được tạo ra bằng cách nào? Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chữ ký số
1,691 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chữ ký số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chữ ký số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào