Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?

Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào? Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức theo quy định pháp luật? Có bao nhiêu cấp độ rủi ro thiên tai cho sóng thần theo quy định?

Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 38 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
38. Độ lớn động đất (ký hiệu M) là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Trong Quyết định này, độ lớn động đất sử dụng thang độ mô men. Động đất được phân thành các loại: Vi động đất (M<2,0), động đất yếu (2,0≤M≤3,9), động đất nhẹ (4,0≤M≤4,9), động đất trung bình (5,0≤M≤5,9), động đất mạnh (6,0≤M≤6,9), động đất rất mạnh (7,0≤M≤7,9) và động đất hủy diệt (M≥8,0).
39. Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên.
Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt lở đất, va chạm của các thiên thạch... xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần. Bản đồ các vùng nguồn phát sinh động đất có khả năng gây sóng thần ảnh hưởng tới Việt Nam thể hiện tại Phụ lục XI Quyết định này.
40. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng biển nông ven bờ và vùng đất nằm trong phạm vi sóng thần có thể lan truyền tới. Tùy thuộc vào độ cao địa hình, sóng thần có thể ảnh hưởng trực tiếp sâu vào đất liền hàng ki-lô-mét tính từ bờ biển.

Theo đó, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên.

Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng biển nông ven bờ và vùng đất nằm trong phạm vi sóng thần có thể lan truyền tới.

Sóng thần có thể ảnh hưởng trực tiếp sâu vào đất liền hàng ki-lô-mét tính từ bờ biển tùy thuộc vào độ cao địa hình.

Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt lở đất, va chạm của các thiên thạch... xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần.

Lưu ý:

Ban hành bản tin cảnh báo sóng thần được quy định tại Điều 31 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg khi:

- Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.

- Những trận sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Sóng thần là gì? Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?

Sóng thần là gì? Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần là vùng nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức? (Hình từ Internet)

Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 32 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì tin cảnh báo sóng thần được báo theo 3 mức, cụ thể như sau:

(1) Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;

(2) Tin cảnh báo sóng thần mức 2: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;

(3) Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức.

Bên cạnh đó, tại Điều 33 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì nội dung tin cảnh báo sóng thần bao gồm:

(1) Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần.

(2) Nhận định về sóng thần:

- Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;

- Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;

- Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.

(3) Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.

(4) Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần.

(5) Thời gian ban hành bản tin.

(6) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Có bao nhiêu cấp độ rủi ro thiên tai cho sóng thần?

Theo Điều 56 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có 05 cấp độ rủi ro thiên tai cho sóng thần, cụ thể:

(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng dưới 2 m và cường độ sóng thần cấp VI.

(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 2 m đến dưới 4 m và cường độ sóng thần từ cấp VII đến cấp VIII.

(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 4 m đến dưới 8 m và cường độ sóng thần từ cấp IX đến cấp X.

(4) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 8 m đến dưới 16 m và cường độ sóng thần cấp XI.

(5) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng trên 16 m và cường độ sóng thần cấp XII.

Trong đó, cường độ sóng thần được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:

Bảng 16: Cấp độ rủi ro do sóng thần

Độ cao sóng II (m)

Cường độ sóng thần

Cấp độ rủi ro

Dưới 2.0

VI

1

Từ 2 m đến 4.0 m

VII - VIII

2

Từ 4 m đến 8.0 m

IX-X

3

Từ 8 m đến 16 m

XI

4

Trên 16 m

XII

5

Sóng thần Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sóng thần
Cảnh báo sóng thần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sóng thần là gì?
Pháp luật
Dự báo 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm 2022?
Pháp luật
Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?
Pháp luật
Rủi ro thiên tai sóng thần xác định theo bao nhiêu cấp độ? Cơ quan nào có thẩm quyền truyền phát bản tin cảnh báo sóng thần?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định? Thời gian cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sóng thần
730 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sóng thần Cảnh báo sóng thần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sóng thần Xem toàn bộ văn bản về Cảnh báo sóng thần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào