Sở Tư pháp có phải thực hiện ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư đúng không?
Sở Tư pháp có phải thực hiện ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây:
a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;
c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
3. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư có đủ điều kiện sau đây:
a) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;
b) Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.
...
Theo đó, hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Do đó, hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Sở Tư pháp có phải thực hiện ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư đúng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư khi ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư khi ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý sẽ có quyền và nghĩa vụ bao gồm:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
- Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
Thời hạn của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được pháp luật quy định là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 08/2017/TT-BTP có quy định như sau:
Thời hạn của hợp đồng
1. Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
2. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng, Sở Tư pháp và Trung tâm căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương, chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể gia hạn hợp đồng mà không phải qua thủ tục lựa chọn theo quy định của Thông tư này. Hợp đồng có thể được gia hạn 01 lần, không quá 03 năm. Việc gia hạn hợp đồng phải được lập thành văn bản.
Theo đó, thời hạn của hợp đồng trợ giúp pháp lý sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ 15/12/2024 ra sao?
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải căn cứ vào đâu?
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
- Cách bình chọn Làn Sóng Xanh 2024 Lansongxanh 1vote vn như thế nào? Xem bảng xếp hạng làn sóng xanh ở đâu?
- Phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT về các biểu mẫu báo cáo? Tải phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT ở đâu?