Số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ được sử dụng để làm gì? Công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn thì có thể được mua lại không?
Số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về việc Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ như sau:
Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và mục đích phát hành phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán như sau:
Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công.
2. Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công.
Theo đó, số tiền thu được từ việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ sẽ được sử dụng như sau:
(1) Đối với công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước thì sẽ được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thể được sử dụng với một số mục đích sau:
- Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
- Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ,...
(2) Đối với phát hành trái phiếu quốc tế thì số tiền thu được sẽ được sử dụng để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ sử và sử dụng theo mục đích phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ (Hình từ Internet)
Công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn thì có thể được mua lại không?
Theo Điều 6 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi như sau:
Điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi
1. Đối với công cụ nợ được mua lại
a) Là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn;
b) Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.
2. Đối với công cụ nợ được hoán đổi
a) Trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành;
b) Trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.
3. Đối với công cụ nợ bị hoán đổi, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn, đồng thời không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ thì sẽ có thể được mua lại.
Những ai được mua công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì những đối tượng sau đây có thể mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?