Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đúng không?
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đúng không?
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Hình từ Internet)
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn gì về đất đai?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về đất đai theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định cụ thể:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch Thành phố; kế hoạch sử dụng đất Thành phố;
- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
- Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai đối với từng loại đất;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định;
- Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền và theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;
- Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân Thành phố quy định; lập bản đồ giá đất;
- Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương và tích hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định;
- Theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của địa phương theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chịu trách nhiệm trước ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định cụ thể:
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?