Số mol là gì? Công thức tính số mol? Số mol trong môn hóa học khí hiệu là gì? Trọn bộ kiến thức môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm?

Số mol là gì? Công thức tính số mol? Số mol trong môn hóa học khí hiệu là gì? Tổng hợp trọn bộ kiến thức môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm? Hướng dẫn tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non, cấp 1, 2, 3?

Số mol là gì? Công thức tính số mol? Số mol trong môn hóa học khí hiệu là gì?

Mol được hiểu là lượng chất có chứa 6,10^23 nguyên tử hay phân tử của chất đó. Số mol trong môn hóa học khí hiệu là: n

Nếu gọi n, m, M lần lượt là số mol, khối lượng chất, khối lượng mol thì ta có các công thức sau:

- Công thức tính số mol: n = m / M (mol)

- Công thức tính khối lượng mol: M = m / n (g/mol)

- Công thức tính khối lượng : m = n x M (g)

Ví dụ:

Tính số mol của 11,5 gam natri, biết khối lượng của mol của Na là bằng 23

Số mol của Na là:

mNa / MNa = 11.5 / 23 = 0.5 mol

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Số mol là gì? Công thức tính số mol? Số mol trong môn hóa học khí hiệu là gì? Trọn bộ kiến thức môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm?

Số mol là gì? Công thức tính số mol? Số mol trong môn hóa học khí hiệu là gì? Trọn bộ kiến thức môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm? (Hình từ Internet)

Tổng hợp trọn bộ kiến thức môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm?

Trọn bộ nội dung môn hóa học lớp 10, 11, 12 cần nắm được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:

LỚP 10

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Nhập môn hoá học

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

- Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,...

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


Các thành phần của nguyên tử

- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).

- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.

Nguyên tố hoá học

- Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.

- Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.

- Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp.

Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

- Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.

- Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.

- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.

....

>> Tải về Xem chi tiết trọn bộ chương trình lớp 10 môn hóa học cần nắm vững.

LỚP 11

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

CÂN BẰNG HOÁ HỌC


Khái niệm về cân bằng hoá học

- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.

- Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch.

- Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:

(1) Phản ứng: 2NO2 N2O4

(2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate.

- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.

Cân bằng trong dung dịch nước

- Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.

- Trình bày được thuyết Brønsted - Lowry về acid - base.

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).

- Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...

- Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

- Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid).

- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và .

...

>> Tải về Xem chi tiết trọn bộ chương trình lớp 11 môn hóa học cần nắm vững.

LỚP 12

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

ESTER - LIPID



- Nêu được khái niệm về lipid, chất béo, acid béo, đặc điểm cấu tạo phân tử ester.

- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp.

- Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí).

- Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6).

- Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.

- Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

CARBOHYDRATE



- Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose.

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: glucose và fructose; saccharose, maltose; tinh bột và cellulose.

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng).

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân).

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde).

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens); của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide); của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer). Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của glucose, fructose, saccharose, tinh bột và cellulose.

- Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của một số carbohydrate.

>> Tải về Xem chi tiết trọn bộ chương trình lớp 12 môn hóa học cần nắm vững.

Hướng dẫn tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non, cấp 1, 2, 3?

Công thức tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối giáo viên kể từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV được xác định như sau:

Mức lương

=

Mức lương cơ sở

x

Hệ số lương hiện hưởng

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Hệ số lương hiện hưởng đối với viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tại các cấp tương ứng được quy định cụ thể như sau:

(1) Giáo viên mần non:

Theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mần non được quy định cụ thể như sau:

- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

(2) Giáo viên tiểu học:

Theo Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định cụ thể như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

(3) Giáo viên cấp trung học cơ sở:

Theo Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên cấp trung học cơ sở được quy định cụ thể như sau:

- Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

(4) Giáo viên cấp trung học phổ thông:

Theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên cấp trung học phổ thông được quy định cụ thể như sau:

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích ngắn gọn? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?
Pháp luật
Nội dung cần nắm trong nội dung môn Toán học lớp 8 về định lý Định lý Pytago theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Môn Toán học lớp 9: Nội dung cần nắm về Phương trình và hệ phương trình theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Viết một bức thư hỏi thăm sức khỏe ông bà lớp 4 ngắn gọn, cảm động? Bài văn viết thư cho ông bà lớp 4 ngắn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Pháp luật
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018?
Pháp luật
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2023 như thế nào? Tải mẫu nhận xét các môn học tiểu học ở đâu?
Pháp luật
Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
2,596 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào