Số lượng thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia ở mỗi đơn vị là bao nhiêu học sinh theo Quy chế thi mới?
Số lượng thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia ở mỗi đơn vị là bao nhiêu học sinh theo Quy chế thi mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Số lượng thí sinh
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 10 thí sinh cho đội tuyển mỗi môn thi (riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tối đa 20 thí sinh cho mỗi đội tuyển).
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn hằng năm do Bộ GDĐT triệu tập, bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.
Theo quy chế mới thì số lượng thí sinh tham gia học sinh giỏi quốc gia như sau:
Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
- Mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 10 thí sinh cho đội tuyển mỗi môn thi
Riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tối đa 20 thí sinh cho mỗi đội tuyển
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic
Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn hằng năm do Bộ GDĐT triệu tập.
Số lượng thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia ở mỗi đơn vị là bao nhiêu học sinh theo Quy chế thi mới? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn dự thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng dự thi
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Theo đó, tiêu chuẩn dự thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới như sau:
Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
- Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
- Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Nội dung các môn thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi
1. Môn thi:
a) Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc). Chỉ xem xét tổ chức thi đối với môn thi có ít nhất 05 đơn vị đăng ký dự thi trở lên. Việc điều chỉnh môn thi (nếu có) sẽ được Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định;
b) Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học.
2. Nội dung thi: Nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT; riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.
3. Hình thức thi, thời gian làm bài thi:
a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Có hai buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; thời làm bài thi là 180 phút. Môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính; các môn khác thi theo hình thức viết trên giấy: các môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói, thí sinh có 05 phút chuẩn bị và 05 phút để ghi âm;
b) Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Có hai buổi thi đối với mỗi môn thi; riêng các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học có thêm một buổi thi thực hành; thời gian làm bài thi đối với môn Tin học là 300 phút/bài thi, môn Toán là 270 phút/bài thi, các môn còn lại là 240 phút/bài thi. Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học là 180 phút.
Theo đó, nội dung thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT; riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.
Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ 25/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?