Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa bao nhiêu người? Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là bao nhiêu năm?
Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.
2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
...
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Theo đó, nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có cần phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật không?
Căn cứ Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018 quy định tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
- Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.
Ủy ban cạnh tranh quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định Ủy ban cạnh tranh quốc gia như sau:
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
- Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?