Số lượng thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do ai có quyền bầu?
- Số lượng thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do ai có quyền bầu?
- Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc gì?
- Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Số lượng thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do ai có quyền bầu?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội
1. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
2. Số lượng thành viên của Ban chấp hành do Đại hội quy định. Ban chấp hành do Đại hội toàn thể hội viên bầu trực tiếp bằng phiếu kín. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu hợp lệ.
3. Ngoài các thành viên được Đại hội bầu, Ban chấp hành còn có ủy viên là đại diện cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được Đại hội nhất trí mời tham gia và có nhiệm vụ, quyền hạn như các ủy viên khác.
4. Trong quá trình hoạt động, nếu vì nhiều lý do khác nhau, số ủy viên Ban chấp hành không còn đủ như quy định của Đại hội, Ban chấp hành bầu bổ sung số ủy viên thiếu (trong số các hội viên chính thức của Hiệp hội) nhưng không vượt quá số lượng ủy viên mà Đại hội quy định.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, số lượng thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do Đại hội quy định.
Ban chấp hành do Đại hội toàn thể hội viên bầu trực tiếp bằng phiếu kín. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu hợp lệ.
Số lượng thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam do ai có quyền bầu? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 17 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban chấp hành
1. Ban chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần để sơ kết tình hình hoạt động của Hiệp hội, kiểm điểm công tác của Ban thường vụ, quyết định các vấn đề do Ban thường vụ nêu ra. Ban chấp hành có thể họp đột xuất khi có yêu cầu.
2. Các quyết định của Ban chấp hành được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của chủ tịch Hiệp hội.
Theo đó, Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Ban chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần để sơ kết tình hình hoạt động của Hiệp hội, kiểm điểm công tác của Ban thường vụ, quyết định các vấn đề do Ban thường vụ nêu ra. Ban chấp hành có thể họp đột xuất khi có yêu cầu.
- Các quyết định của Ban chấp hành được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của chủ tịch Hiệp hội.
Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định Điều 16 Điều lệ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ của Ban chấp hành
1. Cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội;
2. Nghị quyết về chương trình công tác và dự toán, quyết toán các khoản thu-chi hàng năm của Hiệp hội;
3. Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Hiệp hội; Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký.
4. Giám sát công việc của Ban thường vụ và các tổ chức trực thuộc;
5. Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội thường kỳ cũng như bất thường của Hiệp hội;
6. Xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng, kỷ luật hội viên.
Như vậy, Ban chấp hành Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
- Cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội;
- Nghị quyết về chương trình công tác và dự toán, quyết toán các khoản thu-chi hàng năm của Hiệp hội;
- Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Hiệp hội; Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký.
- Giám sát công việc của Ban thường vụ và các tổ chức trực thuộc;
- Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội thường kỳ cũng như bất thường của Hiệp hội;
- Xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng, kỷ luật hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?