Sở Lao động có chức năng quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Sở Lao động có chức năng quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì trong việc quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Sở Lao động có chức năng quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
Sở Lao động có chức năng quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không, căn cứ Điều 70 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có trách nhiệm sau đây:
a) Công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật và chia sẻ cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ;
c) Phối hợp với Bộ Ngoại giao cử công chức và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý lao động đối với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong phạm vi địa phương.
Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài;
d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.
...
Theo quy định trên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong phạm vi địa phương.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(Hình từ Internet)
Quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
Nội dung quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Điều 69 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thực hiện quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì trong việc quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo Điều 71 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định cụ thể:
- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xử lý hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại về người lao động nước ngoài; cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận thị trường.
- Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong việc thẩm định các điều kiện tiếp nhận lao động và thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và cơ quan, tổ chức của nước sở tại trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, đưa người lao động về nước.
- Hỗ trợ người lao động tiếp cận, đóng góp, thực hiện các thủ tục và nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?