Số dư trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng của chủ tài khoản thanh toán cá nhân được tính lãi như thế nào?
- Số dư trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng của chủ tài khoản thanh toán cá nhân được tính lãi như thế nào?
- Người dưới 15 tuổi có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thông bằng phương tiện điện tử không?
- Chủ tài khoản thanh toán cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình không?
Số dư trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng của chủ tài khoản thanh toán cá nhân được tính lãi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán như sau:
Trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán
1. Số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định và niêm yết công khai phù hợp với quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, số dư trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng của chủ tài khoản thanh toán cá nhân được tính lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do ngân hàng ấn định và được niêm yết công khai phù hợp với quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Chủ tài khoản thanh toán cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình không? (Hình từ Internet)
Người dưới 15 tuổi có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thông bằng phương tiện điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
...
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Dẫn chiếu đến điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
b) Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
...
Như vậy, người dưới 15 tuổi không thuộc đối tượng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thông bằng phương tiện điện tử.
Chủ tài khoản thanh toán cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-NHNN về việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền và quy định sau:
a) Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân: chủ tài khoản thanh toán gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với cá nhân, pháp nhân là người được ủy quyền. Tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
...
Theo đó, chủ tài khoản thanh toán cá nhân có thể ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
Chủ tài khoản thanh toán ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình thì phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với cá nhân, pháp nhân là người được ủy quyền.
Tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền như sau:
(1) Trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Thẻ căn cước hoặc Căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;
(2) Trường hợp cá nhân là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước;
(3) Trường hợp cá nhân là người nước ngoài:
- Hộ chiếu, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc
- Danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02).
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải áp dụng biện pháp xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?