Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia có mấy nhóm ký hiệu?
- Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia có mấy nhóm ký hiệu?
- Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia như thế nào?
- Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia có mấy nhóm ký hiệu?
Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT là phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt.
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia có các nhóm ký hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện
1. Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
a) Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số do chủ sở hữu đề xuất (không trái với các quy định pháp luật hiện hành), phù hợp với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) như sau:
VNR
H 431328
b) Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
2. Đối với đường sắt đô thị
a) Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên giao dịch quốc tế của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số chỉ tuyến đường sắt, số đoàn tàu, số toa tàu hoặc số hiệu đầu máy, phương tiện chuyên dùng do chủ sở hữu đề xuất.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Tên giao dịch quốc tế viết tắt là HANOI METRO) như sau:
HANOI METRO
HN02A001-01
b) Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
Theo quy định trên, đối với đường sắt quốc gia, số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
- Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
- Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số do chủ sở hữu đề xuất (không trái với các quy định pháp luật hiện hành), phù hợp với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) như sau:
VNR
H 431328
Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
Số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt đối với đường sắt quốc gia như thế nào?
Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện giao thông đường sắt đối với đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký phương tiện
1. Vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện
Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện tại vị trí thích hợp, bảo đảm dễ quan sát, dễ nhận biết.
2. Màu của số đăng ký phương tiện
a) Màu trắng hoặc màu vàng nếu thành của phương tiện là màu sẫm;
b) Màu xanh cô ban hoặc màu đen nếu thành của phương tiện là màu sáng.
Theo quy định trên, số đăng ký của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt phải được kẻ ở hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện tại vị trí thích hợp, bảo đảm dễ quan sát, dễ nhận biết.
Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 12 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện
1. Chữ và chữ số dùng phông chữ Arial, kiểu đậm, đứng.
2. Chiều cao chữ in hoa và chữ số từ 120 mm đến 150 mm.
3. Chiều cao chữ in thường (nếu có) bằng 50% chữ in hoa.
Theo quy định trên, chữ và chữ số của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt dùng phông chữ Arial, kiểu đậm, đứng.
Chiều cao chữ in hoa và chữ số từ 120 mm đến 150 mm.
Chiều cao chữ in thường (nếu có) bằng 50% chữ in hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?